Rừng xà nu

437 2 0
                                    

Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa

Đã có những tháng ngày như thế, những tháng ngày đất nước hừng hực sục sôi trong khí thế của cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Mảnh đất Tây Nguyên đã đi vào văn chương như một huyền thoại về những con người "đẹp từ như trong chân lí sinh ra", những con người mang vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt như những Cây xà nu cao lớn chống lại kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước. Nguyễn Trung Thành đã tái hiện xuất sắc vẻ đẹp đậm tính sử thi ấy thông qua truyện ngắn "Rừng xà nu" được in trong tập "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Rừng xà nu đã đem lại ngỡ ngàng cho người đọc khi một truyện ngắn mà phản ánh được cả một cuộc đầu tranh chống Mỹ ngụy của người dân Tây Nguyên, vì vậy tính sử thi càng được tô đậm rõ nét hơn thông qua cách xây dựng nhân vật, hình tượng cây xà nu và ngôn ngữ của tác phẩm.

1. Nhan đề tác phẩm

- Truyện ngắn "Rừng xà nu" có thể được đặt những nhan đề khác như: "Những cây xà nu không bao giờ chết"; "Người anh hùng Tnú"; "Mảnh đất anh hùng"; "Đêm tái sinh", vv...nhưng tất cả những nhan đề trên có lẽ đều không thích hợp bằng nhan đề "Rừng xà nu". Nhan đề "Rừng xà nu" là một nhan đề phù hợp hơn cả, khi nó vừa thể hiện một hình ảnh gắn bó với dân làng-là đại diện cho số phận và vẻ đẹp của cộng đồng, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Cũng là một loài cây "ham ánh sáng mặt trời" như con người Tây Nguyên luôn vươn tới ánh sáng chân lý.

- Ý nghĩa tả thực: Là cây xà nu gắn bó với dân làng, một loài cây đặc biệt sinh trưởng mạnh nơi núi rừng Tây Nguyên. Cánh rừng xuất hiện trong tác phẩm, là cái nền cho không gian truyện, cũng là loài cây gắn bó với người dân làng Xô Man. Nó xuất hiện như một hình tượng trung tâm trong truyện ngắn, bởi lẽ xuyên suốt tác phẩm ta đều bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời, hay những hình ảnh của xà nu trong đời sống hàng ngày của người dân.

-Ý nghĩa biểu tượng: Là chứng nhân không gì có thể đánh gục, luôn luôn theo sát những sự kiện lịch sử quan trọng của làng Xô Man. Là biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng với những phẩm chất cao đẹp: Kiên cường, bất khuất, đùm bọc lẫn nhau, vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm Cách mạng. Là sự nối tiếp các thế hệ, khẳng định sự tiếp nối tư tưởng hành động giữa những người dân làm Cách mạng. Một cây xà nu ngã xuống là sẽ có cây khác mọc lên, cũng giống như một thế hệ người dẫn làm cách mạng trôi qua sẽ lại có một thế hệ mới sẵn sàng tiếp nối.

2. Hình tượng cây xà nu

"Tây Nguyên ơi, rừng bao nhiêu lá...có hoa nào đẹp nhất rừng". Ai đã từng lắng nghe tiếng hát ấy trong những ngày sôi sục thời đánh Mĩ. Ai đã từng biết đến hoa Pơ-lang, loài hoa đẹp nhất của núi rừng Tây Nguyên có hàng ngàn cánh, nở tươi thơm mát đến hàng vạn năm đã được nói đến trong sử thi Đăm-Săn. Tiếng hát ấy, loài hoa ấy còn đem đến cho ta bao xúc động, bồi hồi khi nghĩ tới những phẩm chất anh hùng trong truyện ngắn
của Nguyễn Trung Thành

Văn 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ