Vợ nhặt

899 5 1
                                    

Kim Lân được ví như một loại đồ cổ quý hiếm cất giữ trong đó là những hạt bụi vàng văn hóa thẳm sâu của nền văn minh sông Hồng. Ông trở thành nhà văn của những số phận thiệt thòi, những kiếp người cùng khổ của làng quê Việt Nam giữa thế kỉ XX. Các nhân vật của ông đều mang hình bóng của tác giả, là con người hiền hậu, chất phác và giàu yêu thương, tình nghĩa. Vợ Nhặt là một tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được in trong tập "Con chó xấu xí" năm 1962. Nhà văn đã dùng "Vợ nhặt" để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện "Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng.

1. Nhan đề tác phẩm

- Nhặt tức là nhặt nhạnh một thứ gì đó, thậm chí là nhặt một cọng cỏ, cọng rơm ở bất cứ nơi đâu, bất cứ nơi nào nhưng ở đây là "nhặt vợ" chứ không phải nhặt 1 thứ vật chất rẻ rúng nào.
- Nhan đề là "vợ nhặt" chứ không phải là "nhặt vợ", Tràng không chủ ý mà thị theo không Tràng về nhà làm vợ. Nhan đề cho ta thấy được giá trị của con người quá rẻ mạt đến nỗi "nhặt" được. Người ta cưới vợ, hỏi vợ còn Tràng thì nhặt được vợ ngay giữa nạn đói.
- Chỉ với nhan đề của tác phẩm, Kim Lân đã đặt vào đó 1 mối tình, 1 cuộc hôn nhân có thể nói "cười ra nước mắt", đồng thời nêu bật lên cái hoàn cảnh khốn cùng của người nông dân và tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

2. Nhân vật Tràng-người đàn ông luôn khao khát hạnh phúc

"Cái đói" là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. (Kim Lân).

a. Lai lịch, xuất thân
Mười năm đã trôi qua nhưng trực cảm về cái đói, cái chết vẫn hằn sâu trong tâm trí, trong kí ức của Kim Lân. Truyện mở đầu bằng hình ảnh chiều hoàng hôn lạnh lẽo, ảm đạm, ánh sáng hắt vào trong trang viết của Kim Lân là ánh sáng "chạng vạng" trong màn ánh sáng vật vờ của những bóng người như những bóng ma. Nhà văn đã để cho Tràng- nhân vật chính xuất hiện trong bối cảnh đó.

Tràng là dân ngụ cư, sống với mẹ già và làm nghề đẩy xe bò thuê. Vì nhà nghèo, ước mơ lấy vợ với Tràng là rất xa vời, nó cứ chấp chới ngoài tầm tay của Tràng.
- Tràng cùng với mẹ là dân ngụ cư nên lúc bấy giờ bị xã hội luôn coi rẻ, như thân phận của con ong, cái kiến, như 1 thứ cỏ bồng của hương thôn. Cùng với ngoại hình xấu, cuộc đời lam lũ khiến cho nỗi khát khao hạnh phúc của anh trở thành vô vọng. Hai mẹ con cứ thế âm thầm, nhẫn nhục, lép vế, chịu đựng nỗi đau của kiếp người nghèo khổ và tội nghiệp.

b. Tên, ngoại hình, phẩm chất
Tràng cũng là tên một loại dụng cụ của người làm thợ mộc, phần nào nói lên cái cực khổ, lam lũ, bần hàn trong số phận của anh.
- Tràng qua miêu tả của Kim Lân như "kết tinh cái phần thiên nhiên hoang dã trong con người", là 1 thanh niên nghèo khổ, khù khờ, cục mịch và thô kệch: "Mỗi buổi chiều, sau khi đi làm về, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều. Hai quai hàm thì bạnh ra, rung rinh làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lí thú, vừa dữ dội."

Văn 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ