chương 122

9 1 0
                                    

Chương 122

Mấy giáo viên tới cùng Từ Ca, có người còn chưa đến tháng chính thức lên lớp, cũng đã không chịu được, báo cáo quay về.

Bọn họ không thích núi sông nơi này, cũng không thích xích sắt đung đưa lắc lư cùng cầu vượt khiến người sợ hãi, càng không thích thịt đựng trong một cái bát lớn, cùng những hạt gạo ăn vào giống như còn lẫn cát.

Bọn họ nói cậu sống thật tốt, cậu có thể thân thiết với thôn trưởng nơi này, chúng tôi không được, cho nên phải đi.

Từ Ca nói cũng không phải, chỉ là đã tới đây khi còn chiến tranh, điều kiện còn gian khổ hơn, hiện tại quen rồi liền trở nên dễ dàng rất nhiều.

Những người đó còn nói cái gì, Từ Ca liền không nhớ rõ. Mười lăm người rời đi bảy, chỉ còn lại tám người cùng nhau chờ đến mùa khai giảng.

Ngày tiễn giáo viên lên xe Từ Ca đi, cậu vòng qua ao cá, đi qua bờ ruộng, nhìn thấy xe buýt dừng ở cổng thôn ở đằng xa, giống như một con thuyền màu xanh lục bỏ neo bên bờ biển.

Chờ đến khi nhóm giáo viên lần lượt lên xe, lỗ thoát khí của xe buýt mới phun ra một chút khói, lảo đảo biến mất ở cuối đường mòn.

Từ Ca ngồi bên bờ ruộng hút thuốc, để cho khói thuốc bay lên tàn cây.

Cổng thôn bày một quầy bán quà vặt, nơi đó có một bốt điện thoại công cộng cùng một hòm thư. Tam Bà cùng mấy người cả trai lẫn gái ngồi bên đó trò chuyện hóng mát, thấy Từ Ca, vẫy tay gọi cậu qua.

Tam Bà vươn tay, bảo Từ Ca đưa cánh tay lại đây cho bà xem.

Từ Ca cuốn tay áo lên, bộ dạng của cá cóc liền lộ ra.

Tam Bà nắm lấy cánh tay nhìn trái nhìn phải, cuối cùng vỗ vỗ cánh tay cậu. Bà nói được được, đây là tác phẩm cuối cùng do tôi làm ra, mắt không nhìn được nữa rồi, sau này chính là con trai tôi làm.

Một thanh niên ngăm đen bên cạnh quay đầu qua cười với Từ Ca, trong tay còn cầm một bầu rượu.

Từ Ca còn nhớ rõ mặt của cậu ta, đương nhiên cũng nhớ rõ trên người cậu ta che kín đủ loại hình xăm.

Cậu ta còn có một người anh trai, nhưng đoán chừng anh trai còn ở trong rừng trên núi, con trai lớn của Tam Bà là một thợ săn giỏi, người ở đầu Tây điều biết điều này.

Mà hiện tại xem ra, đứa con nhỏ liền kế thừa nghề xăm hình này.

“Cóc là có ý gì?” Từ Ca hỏi, chỉ chỉ một hình xăm lớn nhìn giống cá cóc.

“Đó là trại ba nó ở lúc ban đầu, nó là ở rể, tới từ tỉnh Ưng bên kia,” Tam Bà cướp lời, nói, “Khi đó vì xăm hình này cho thằng nhỏ, còn ầm ĩ với tôi mấy ngày.”

“Không phải tỉnh Ưng, là nước Ưng,” Người trẻ tuổi sửa đúng, giải thích với Từ Ca, nói mẹ già rồi, chỉ nhớ tỉnh Ưng của trước kia, chính là không nhận nước Ưng bây giờ.

“Vậy còn cái này?” Từ Ca chỉ một hình khác, hoa văn phía trên không phải cá cóc cũng không phải cóc, nhưng đều có đặc trưng của cả hai.

“Này là tôi tự làm, tôi kết hợp hoa văn của cả hai, như thế nào?”

Từ Ca gật gật đầu, nói câu “Đẹp”, lại hỏi, “Cậu từng đi đến trại của A ba cậu chưa? Bên kia có giống bên này không?”

“Chưa đi, còn chưa kịp đi, đã bị đánh không còn.” Người trẻ tuổi nói, “Còn may ba tôi thời trẻ liền tới đây, bằng không ông ấy cũng không còn.” Nói xong nhếch môi, kéo ra một nụ cười.

Không biết Tam Bà lầm bầm gì đó, thẳng đến cuối cùng Từ Ca mới nghe rõ một câu. Bà nói A Đại là người tốt, nó đối tốt với cậu, cậu cũng đối tốt với nó, cậu cũng đối tốt với chúng tôi. Đam Mỹ Trọng Sinh

Đôi mắt của bà cụ vẩn đục mà không có tiêu cự, mặt bà hướng về phía bên ngoài quầy quà vặt, nheo mắt nhìn theo bờ ruộng, vẫn luôn nhìn về phía phương xa không thấy cuối.

*** 122 ***

Cá nằm trên thớtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ