gần đất xa trời

83 14 0
                                    

ông lão tên lực ấy không thể đi đứng bình thường cũng là do chiến tranh mà ra. ông kể khi ấy đi đánh giặc, bọn nó bắn vào chân ông. sau trận đó tưởng là chẳng thể đi được nữa nhưng không biết quân y ngày đó đã dùng cách gì mà khiến chân ông trở nên bình thường như chẳng có gì nhưng đột nhiên khoảng mười năm trước lại trở nên rất đau. bây giờ có lẽ là không đau nữa, chỉ khi trời trở lạnh ông lại rên rỉ vì đau nhức và dáng đi cũng chẳng giống người bình thường nữa.

tôi đến hà nội cũng được mấy năm, cũng như mấy năm rồi chẳng về mộc châu nữa. tôi cũng không dám xem mộc châu là quê mình vì đã gọi là quê thì phải có nhà ở đó và có cả bố mẹ ở đó nữa. tôi thì không có ai để mình gọi một tiếng u tiếng thầy, chẳng có lấy một ngôi nhà ở cái chốn đấy nữa. nhưng nó vẫn là gì đó trong tôi. có lẽ cái đất mộc châu ấy luôn ấp lấy mấy con người không nhà như tôi, lớn lên ở đó nên tôi xem đất như mẹ mình.

"bốn cái tết rồi lão chẳng thấy mày về quê ấy nhờ?" tôi hay ngồi uống trà cùng ông, hồi ấy có bác ngọc vẫn hay ngồi uống cùng ông. nhưng 'năm ngoái gió lớn quá nên thổi bác ấy về với tổ tiên rồi', ông lão đã nói với tôi như thế. ông vẫn cười khà khà trước cái chết của bạn mình, có lẽ khi là một chiến sĩ ông đã quá quen với việc ai đó chết đi trước mắt mình. có lẽ đối với ông, cái chết chẳng có gì để khiếp sợ nữa. và ông cũng bảo với tôi rằng ông cũng sẽ chết vào một ngày mà hà nội vào cơn rét cuối của năm, tôi cũng chẳng biết vì sao ông lão ấy lại nói như thế.

"con vẫn xem mộc châu là quê đấy thôi, nhưng con không có nhà ở đấy để về. người ta có u có thầy về để hầu, con chẳng còn ai cả..."

"thôi thì cứ ở đây ăn tết với ông lão này, giờ lì xì thì lấy không?"

"nếu ông nói thật thì cho cháu xin ạ"

"đáo để thật đấy" thế là ông móc trong chiếc áo khoác dày như cái chăn ấy một cái bao lì xì màu đỏ. tôi ngoan ngoãn gật đầu để cảm ơn. "ơ đếch chúc luôn à?"

"con chúc bác năm mới vui vẻ ạ"

"được rồi, lão cảm ơn cháu vũ nhiều nhé" ông lão lên tiếng mỉa mai tôi, giọng lão khàn đặc như có gì đó đang kẹt lại trong cổ họng. có một chút khó nghe. "mà ai đặt mày tên vũ thế nhờ? hồi đấy lão cũng có một đồng chí tên vũ, thiện vũ. thiện vũ đẹp như hoa cơ"

tôi không biết vì sao mình tên vũ, nó chỉ là vũ... từ bé tôi đã nhớ mình là vũ, ai cũng gọi tôi như thế. nên tôi tự mặc định mình mang cái tên đấy...

"người ấy giờ còn sống không ông" tôi đã không nói về tên của mình, tôi chẳng biết cái quái gì về nó cả.

"không, chết mất rồi. chết trước cả anh luân. hồi ấy đi dọc sông mã toàn là muỗi, đốt một phát là sốt rét đấy, thiện vũ chết vì sốt rét" hồi ấy còn đi học tôi cũng nghe về chuyện này, quân thời ấy không chỉ chống giặc mỹ mà còn là giặc sốt, giặc muỗi. bởi thế, bảo vệ đất nam chẳng phải là một điều dễ dàng, thế mà khi ấy học sử tôi cứ gục lên gục xuống mãi, chẳng hề thích cái môn đấy. nhưng mà giờ có lẽ tôi cũng chẳng cần nữa, bao nhiêu cái ký ức hào hùng khi ấy đều ở trong đầu ông lão tên lực kia, ông ấy nhớ như in, nhớ đậm sâu những tiếng súng vang trời khi ấy.

hồi ấy ông còn kể cho tôi chuyện đến mộc châu. trên nơi đẹp đẽ ấy, ông đã mang khẩu súng của mình đi đến để bảo vệ cho đất mẹ của tôi. thế mới nói để giữ được nước nam như bây giờ, không biết bao nhiêu người như ông lão đấy đã bỏ cả tuổi trẻ của mình để bảo vệ. ông vác súng cả một thời trẻ để bảo vệ tổ quốc, khi về lại chẳng một ai nhớ đến mình. bao nhiêu quân hàm ấy rồi lại số tiền trợ cấp, chẳng biết có lấp đầy lại cái chỗ trống đã bị súng đạn chiến tranh bắn vỡ không.

"nhắc mới nhớ mày giống thiện vũ thật đấy, chẳng biết tái sinh với đầu thai nó có thật không nhờ? đặc biệt mỗi khi mày cười, lão lại nhớ đến cái tên đồng chí ấy cơ" không phải lần đầu lão bảo tôi giống với người đấy. cũng đã nhiều lần tôi cũng cảm thấy mình có gì đó đặc biệt đối với ông. nếu tái sinh đó là có thật, tôi cũng muốn biết ông và người tên thiện vũ đó rốt cuộc đã thân thiết với nhau như thế nào để ông có thể nhớ đến như thế.

"thiện vũ ý, tên đó là quân y, da thì trắng còn môi thì lại hồng, trước đấy khi còn ở hà nội thì ối cô mê cơ... thế mà lại khoác áo lên làm quân nhân. quân khu 9 ngày ấy xem vũ như là đoá hoa, anh ấy sôi nổi, hát hò suốt cả một đường đi... mày thì lại trầm tính hơn thiện vũ"

"ông với người đấy chắc thân nhau lắm..."

"phải thân thôi, anh em trong quân khu ai mà chẳng xem nhau là ruột thịt. một người chết là cả đại đội đau nhưng mà phải nuốt nước mắt lại vào trong để mà đi tiếp... suốt quãng đường dọc sông mã khi ấy biết bao nhiêu người đã ngã xuống... nhớ thời ấy thật đấy" ông lao kéo thả một hơi dài, đẩy hơi lạnh ra từ trong phổi. lão nhìn về phía xa xa, không phải nhìn cái toà nhà to cao ngoài đó mà lão nhìn đi đâu ấy... tôi chẳng biết đôi mắt mờ kia nhìn đi đâu nữa. nhìn về thời cũ chăng?

còn lại gì sau tiếng súng vang rừng ;; nikinooNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ