Khi trở thành bạn thân của Mục Qua tôi từng đọc rất nhiều tác phẩm của cô ấy. Đến khi được đọc Hồ sơ tâm lý học - Tâm thần hay kẻ điên, một hệ thống chuyện kể mạnh mẽ, tôi hành toàn không ngờ đến mà nghĩ rằng: "Cô ấy dám xử lý đề tài sâu sắc đến thế ư? Cô ấy đã có thể lèo lái cốt truyện phức tạp đến thế này rồi sao?".
Nếu bạn cũng thử sắm vai người kể chuyện, bạn sẽ hiểu những vấn đề cần cân nhắc sau chuyện này. Ai cũng muốn được kể chuyện nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở những phân đoạn rời rạc hoặc mô tả những hình ảnh trong đầu mình một cách mơ hồ. Không phải vì mọi người thiếu thứ gì đó, chỉ e rằng đây chính là hình thái của câu chuyện. Cái được gọi là năng khiếu không phải trời cao biến những tình tiết đầy quanh co khúc khuỷu thành một tấm bản đồ xảo rồi trải ra trước mắt người nào đó. Không có chuyện trời cao ưu ái, năng khiếu và năng lực kể chuyện chính là sức mạnh và động lực để giúp sức cố gắng tích luỹ xây dựng đề tài, hoàn thành công việc lâu dài một cách hiệu quả.
Một người có thể kể câu chuyện với chi tiết phức tạp là người dù thế nào cũng tìm được lối trong bế tắc nhưng vẫn không hài lòng với điều đó. Họ biến con đường thành mê cung để mình tiếp tục đi. Một người có thể kể câu chuyện đồ sộ, phức tạp là một người thích đào xới. Anh ta điều khiển chiếc xẻng trong tay đổ đầy hết xô bùn đất này đến xô bùn đất khác. Đào càng sâu càng đầy, anh ta mới càng có cảm giác an toàn. Theo định nghĩa này, tôi biết tài năng của cô ấy không có gì bí ẩn nhưng cũng rất hiếm gặp.
Cô ấy là một người tràn đầy năng lượng, khi mới quen tôi vô cùng kinh ngạc trước những rối rắm cô ấy từng trải qua trong quá khứ. Cảm giác đó giống như nhìn thấy một cô bé dáng người thấp bé nhưng lại ăn uống một cách hùng hổ. Tôi sẽ thầm nghĩ: "Cô ăn được hết ngần này không? Cô tiêu hoá được hết bấy nhiên ư?". Bởi vì khoảng thời gian mà cô ấy viết trong sách, tôi tận mắt nhìn thấy cuộc sống của cô ấy vô cùng rối rắm, trăm mối tơ vò. Cô ấy ngày nào cũng như đang lái tàu phá băng tiến về phía trước.
Bấy giờ tôi chính là người thổi gió bên tai, nhắc nhở cô ấy rằng: "Cậu biết rõ làm sao cho dễ dàng hơn mà". Thậm chí tôi còn thôi thúc cô ấy: "Tôi biết có lẽ cậu đã quen chịu đựng áp lực cố xoay chuyển tình thế. Nhưng ngày xưa là do cậu bất đắc dĩ, bây giờ cậu có quyền lựa chọn cho mình một cuộc sống thư thái hơn. Sao lại ngó lơ cách đơn giản mà chọn con đường gian nan hơn chứ?". Khi nói ra những lời này con tim tôi bỗng đong đầy thương xót và cảm động. Nếu tôi được nói lại lần nữa, tôi sẽ không dùng giọng điệu cảm thông kia, tôi nên nói cô ấy rất mạnh mẽ. Cho dù cô ấy sống cuộc đời bình dị thì cô ấy cũng sẽ viết nhưng thăng trầm này thành tiểu thuyết.
Tôi chia sẻ với các bạn ở đây vì không muốn độc giả đắm chìm trong những câu chuyện đặc sắc mà quên đi tài hoa của người viết. Một mặt, vốn dĩ nên xem trọng tài năng của cô ấy. Câu chuyện hấp dẫn là vì cô ấy viết hay, cô ấy sẽ còn viết hay hơn nữa. Mặt khác, tuy những câu chuyện này đều dựa trên thực tế nhưng chúng không mô phỏng cuộc sống. Những tác phẩm mô tác bệnh tâm thần thường khiến người đọc có nhiều lo lắng. Đọc những tác phẩm như vậy chúng ta sẽ càng muốn biết câu chuyện này là thật hay hư cấu, có bao nhêu là thật bao nhiêu là giả. Nếu câu chuyện vừa lạ lùng vừa sâu sắc này là thật, vậy có phải mình đã tiến thêm một bước chưa được khám phá của thế giới này hay không?
BẠN ĐANG ĐỌC
Hồ sơ tâm lý học - Tâm thần hay kẻ điên
Ficción GeneralCuốn sách "Hồ sơ tâm lý học - Tâm thần hay kẻ điên" của tác giả Mục Qua sẽ tái hiện chân thực những khốn cảnh tâm lý của những bệnh nhân tâm thần dưới góc nhìn của bác sĩ, cũng như quá trình đấu tranh và hồi phục tâm lý của họ.