Ba

347 44 3
                                    

Trời hôm nay chẳng nắng, chẳng mưa, chỉ có gió nhưng lại oi bức không tả được. Cảnh vật bên ngoài chẳng có gì xinh đẹp, chỉ một màu buồn ảm đạm nhưng mắt em vẫn dán mãi bên cửa kính xe như đang có suy tư.

Tôi tò mò khẽ liếc qua em, lại bắt được trọn gương mặt em trên tấm kính phản lại. Ánh mắt em đăm chiêu, mày khẽ nhíu. Tôi tự hỏi em đang nghĩ gì mà lại tập trung đến thế. Sự tò mò khiến tôi nghiêng mặt qua hơn nữa, hơn nữa đến khi tôi ngửi được mùi hoa nhài trên mái tóc em. Tôi chưa bao giờ gần em như thế, hương thơm của em thật dễ chịu, nó không giống như của mấy cô bạn cùng lớp của tôi, cũng chẳng giống tôi. Dường như của em là duy nhất.

Có lẽ do tôi quá sít sát em làm em giật mình, em quay sang nhìn tôi, gần trông thấy. Tại đây, tôi có thể ngắm được mình trong con ngươi đen láy của em, đôi mắt chẳng còn suy tư gì nữa, chỉ có mình ên tôi hiện diện trong em. Và tôi đoán, trong mắt tôi cũng chỉ có mình em.

Chúng tôi vẫn đấu mắt trong vài phút sau, đến khi anh tôi bắt đầu kể một câu chuyện nữa.

Theo cha từ dưới quê lên có thằng hậu cận, cũng có con hầu. Con Hương bị bán vào tôi từ khi nhỏ xíu. Nó được cái hiểu chuyện, lanh lẹ mà xăng xái dữ lắm. Bởi vậy mà cha tôi khoái nó hầu.

Nay nó lên nên tôi nghỉ nấu bữa một ngày. Trong lúc chờ cơm với cha đang coi vườn thì tôi lôi em vào một góc.

Vì đây là lần đầu chúng tôi "giao dịch" ở nơi khác không phải ở trường học nên có chút khó xử. Mặt khác em cứ ngắm nghía hết khung ảnh trong nhà, từ ảnh gia đình tôi, ảnh cha khi trẻ, ảnh bốn anh em tôi khi nhỏ, ảnh anh tôi và ảnh tôi.

Tôi thấy khó chịu vì em cứ nhìn chằm chằm vào ảnh của tôi mà không lộ chút biểu cảm gì, tôi hỏi em một câu để em thôi nhìn nữa.

- Nãy nghĩ gì thế?

- Nghĩ gì? - Em nhướng mày tỏ vẻ không hiểu.

- Trên xe. - Tôi đáp.

- Nghĩ xíu nữa ăn gì.

Tôi khẽ lườm em vì câu trả lời kì cục. Nhưng điều này làm chúng tôi dễ chịu hơn đôi chút.

- Ông Hội đồng Dương đang có cuộc làm ăn lớn với Quan ba. Đề pô ở Vũ Lăng, hình như thuốc phiện.

Nếu phe ta đốt sạch được kho hàng này thì địch chắc chắn mất mát lớn. Dù gốc gác em có chút đặc thù nhưng bọn thực dân chưa từng xem em là đồng minh bao giờ, làm sao chuyện quan trọng như vậy có thể để cho kẻ ngoại lai như em biết. Tôi lấy làm lạ rồi bị em nhìn thấu khiến tôi chột dạ.

- Đằng ấy hông tin hả?

Thái Anh hỏi bằng giọng điệu ngây thơ của một đứa trẻ, gương mặt em trong trẻo, môi khẽ nhếch khiến tôi cảm thấy bản thân như vừa làm một chuyện xấu xa vì dám nghi hoặc em. Cho dù vậy tôi cũng cần phải xác thực rõ ràng, tôi nhìn thẳng vào mắt em chờ câu trả lời.

- Thằng Hiểu hầu cận lão nói. Do hồi đó em cứu được cha nó khi bị chủ cũ đến đòi cống em nó đi.

Rồi em lại nói tiếp:

- Hay về báo cho mọi người biết trước đi, nếu họ không tin thì để em làm cho.

Em hiểu chuyện đến lạ, mọi điều mà tôi thắc mắc em đều đã giải đáp hết. Còn có lúc nào em cũng tự ra điều kiện bản thân sẽ chấp nhận một điều gì đó để đánh đổi lòng tin.

Tôi chợt nhớ đến cuộc sống của em. Trong khi các anh em khác của em đều ở bên Pháp tận hưởng sự ấm áp khi trời đông đến và cái mát mẻ giữa mùa hè thì em phải khổ cực sinh ra trong thời chiến mà bất lực không thể khống chế. Phác Thái Anh không được bọn họ tín nhiệm, bọn thực dân ấy thậm chí còn không có đủ lòng tin cho một đứa trẻ mà chính tay chúng nuôi lớn.

Thái Anh sinh ra như định sẵn là tách biệt với thế giới này. Như tôi sẽ phân ra hai loại người phe địch và phe ta, thầy giáo là người hiểu lễ nghĩa và người vô nhân đạo, thầy thuốc sẽ là người cần chữa bệnh và người khoẻ mạnh, chỉ em là loại người thứ ba, em không là ai và không giống như ai cả.

Tôi thử nghĩ cuộc đời của em sẽ toả sáng hơn nếu được dưỡng dục ở môi trường bình đẳng. Nhưng em vô tình đến thế giới này, vào thời điểm này, gặp tôi trong hoàn cảnh này, như thể em có một sứ mệnh cao cả, rằng Thái Anh em sẽ đặt một viên gạch để xây dựng tương lai đất nước. Cũng như tôi và toàn bộ Nhân dân ta.

Nghĩ đến đây lòng tôi lại rạo rực, anh dũng đến lạ kỳ.

- Chị sẽ báo lại với lãnh đạo ta và sẽ xung phong nhận nhiệm vụ. Em không được bứt dây động rừng.

Em thở dài định gân cổ lên phản đối tôi nhưng giọng gọi lớn của con Hương chặn lại.

- Con mời cô Út, tiểu thơ ra ăn cơm.

Chờ Gió Ngừng Thổi - SuséNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ