VỤ CHÁY CHUNG CƯ MINI PHỐ KHƯƠNG HẠ
Đêm 12 rạng sáng ngày 13/09 vừa qua, chúng ta được báo đài đưa tin về vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Vụ cháy xảy ra mang đến những thiệt hại, tổn thất về vật chất, tinh thần và con người. Chỉ trong một đêm, có những đứa trẻ đã vĩnh viễn mất đi cha mẹ, phải bơ vơ đối mặt với cuộc đời. Cũng chỉ trong một đêm, những người cha, người mẹ đã vĩnh viễn mất đi con thân yêu của mình. Những đứa trẻ chỉ định sẽ tạm rời xa quê hương để học hành, để gây dựng sự nghiệp, vậy mà giờ đây họ lại vĩnh viễn không còn ở đây, để lại những người con người thân ở lại nổi mất mát mà không thể nào bù đắp được.
1. SỐNG HẾT MÌNH
Nhìn từ đám cháy, chúng ta nhận ra bản thân cần phải nỗ lực sống hết mình. Bởi không ai trong chúng ta biết ngày mai sẽ ra sao. Vậy nên ta phải sống sao cho đáng sống. Mỗi ngày hãy sống bằng 100%-200% năng lượng hôm trước, nỗ lực bằng tất cả khả năng và làm tất cả những gì mình có thể. Để dù ngày mai có xảy ra bất trắc, chúng ta cũng không phải hối tiếc vì những điều mình đã bỏ lỡ. Hãy nói những lời yêu thương khi chưa quá trễ, hãy gần gũi với người thân hơn, hãy nỗ lực khi cuộc đời còn cho phép và hãy sống thật đáng khi ta vẫn còn thời gian.
2. SỰ CHUẨN BỊ
Câu chuyện về người đàn ông và chiếc thang dây cứu hộ trong vụ cháy đã khiến mỗi chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy hay nói chính xác hơn là tầm quan trọng của sự chuẩn bị. Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng ta sẽ có thể đối mặt với mọi tình huống cấp bách trong cuộc sống. Ngược lại, khi không có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ dễ rơi vào thế bị động, hoang mang và dễ mắc phải những sai lầm. Có thể nói, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng cùng sự hiểu biết về PCCC, người đàn ông với chiếc thang dây đã cứu sống được bản thân và cả gia đình anh.
3. SỰ CHẤP HÀNH
Trong vụ cháy, chúng ta phát hiện nhiều sai phạm. Sai phạm trong việc xây dựng chung cư mini vượt quá số tầng cho phép, sai phạm trong công tác PCCC,... Đôi khi chúng ta sống với một tư duy "Chắc nó sẽ không xảy ra với mình" và coi thường những rủi ro, nguy cơ. Những quy tắc đặt ra luôn có nguyên do, nhưng đôi khi chúng ta lại coi thường nó và không thực hiện một cách nghiêm túc. Chúng ta hờ hững trong việc thực hiện công tác phòng cháy. Chúng ta coi bình chữa cháy là một thứ để đối phó với công tác kiểm tra của nhà nước. Chúng ta coi những buổi tập huấn PCCC là một buổi diễn tập vô ích. Mãi đến khi biến cố xảy ra, chúng ta mới bỗng nhận ra tầm quan trọng của những dụng cụ hỗ trợ phòng cháy này. Nhìn hẹp là vấn đề PCCC nhưng nhìn rộng ra, đó chính là vấn đề của sự chấp hành. Một lần nữa nhắc lại, những quy tắc đặt ra luôn có nguyên do, vậy nên mong rằng mỗi chúng ta hãy nghiêm túc chấp hành nó.
ANH ĐÃ CỐ GẮNG HẾT SỨC RỒI...
Gương mặt lấm lem bởi khói và bụi sau đám cháy. Chàng trai này là Nguyễn Đặng Văn, 30 tuổi, quê Bắc Ninh.
Nửa đêm, đang trên đường đi giao hàng, anh nhận được tin nhắn, báo nhà người thân tại tòa chung cư mini bị cháy. Chàng shipper dũng cảm đã ngay lập tức phi đến.
Bên cạnh niềm vui vì đã cứu được 9 người thì còn đó là nỗi day dứt vì không thể cứu cô cháu gái của mình.
Cùng với đó, anh Phạm Quốc Việt đã cùng những đồng đội trong Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel đã có nhiều giờ không ngủ, dốc sức phối hợp cùng các lực lượng chức năng, hỗ trợ người gặp nạn.
Nhờ có những tấm lòng, sự dũng cảm góp sức của người dân và những lực lượng chức năng, những cuộc đời đã được tiếp nối.
CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI THẦM LẶNG
Cảm ơn đến những người chiến sĩ công an, những anh lính cứu hoả, anh Nguyễn Đặng Văn đã vào sinh ra tử để giải cứu những nạn nhân, những người hàng xóm tốt bụng đã cưu mang, quyên góp để cứu trợ, những y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã cố gắng hết sức cấp cứu cho những nạn nhân💗
BẠN ĐANG ĐỌC
Một chút dẫn chứng dành cho Nghi luận xã hội
De TodoĐây là mình sưu tầm được từ các fanpage