Câu 12: Nguyên tắc Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng toà án.
1. Nguyên tắc tự định đoạt.
Chỉ có nguyên đơn, bị đơn và người có quyền, nghĩa vụ liên quan mới có quyền quyết định khởi kiện hay không khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết khi có yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tại tòa án, các bên có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc tự thỏa thuận với nhau mà không trái PL và đạo đức xh.
2. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh.
Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp những tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình và là căn cứ để tòa án đưa ra phán quyết. Tòa án không có trách nhiệm điều tra mà chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những điều kiện cần thiết.
3. Nguyên tắc bình đẳng trước PL.
Tất cả các chủ thể kinh doanh, không kể địa vị pháp lý đều có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Nguyên tắc hòa giải.
Là một nguyên tắc quan trọng và bắt buộc trong tố tụng dân sự. Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.