ON THE BEACH AT NIGHT ALONE
gloirehome™
genres; shortfic • angstLee Jeno's pov.
Rạng sáng tầm cỡ hai ba giờ, tôi giật mình tỉnh dậy bởi cuộc điện thoại dồn dập rung liên hồi. Tôi bắt máy ngay tắp lự và đầu dây bên kia là giọng nói của một người phụ nữ trung niên, giọng người nấc lên từng đợt chữ có chữ không rồi lại thều thào không ra hơi. Trong cơn mơ màng, mắt nhắm mắt mở tôi không định hình rõ được dãy số điện thoại mà vẫn chấp nhận bắt máy mặc dù trước đây tôi không hề bắt số lạ. Hôm nay có lẽ một phép màu vô hình nào đó đã thôi thúc tôi hành động như thế một cách ngoại lệ.
"Lee Jeno, dì Lim đây. Bố mẹ cháu vừa qua đời. Cháu nhanh chóng thu xếp làm lễ tang cho bố mẹ nhé, dì sẽ phụ cháu một tay."
Một tin tức vô cùng đau lòng sau mười năm xa xứ.
Tôi nhanh chóng thu dọn đồ đạc, hai tay xách hành lý đều là đồ còn sử dụng được, số còn lại đều bỏ xó trong phòng. Sau đó tôi thanh toán toàn bộ tiền nhà tháng này để lo hậu sự cho bố mẹ. Dự định ban đầu tôi chỉ về để lo ma chay xong xuôi rồi quay lên Seoul tiếp tục công việc còn đó nhưng sau khi suy kĩ cặn kẽ thì tôi quyết định nghỉ việc và định cư nối nghiệp làm nông vì dù sao mảnh đất quê hương ấy đã theo chân tôi từ lúc còn bé tẹo đến bây giờ. Không nói bỏ là bỏ được.
Trên chuyến tàu lửa về nhà chỉ độc có một mình tôi và mớ hành lý chất kế bên và ngoài ra không còn một bóng người nào khác. Chuyến tàu lửa cứ thế tiến thẳng về Daejeon. Tôi không có một chút cảm khái ngoảnh về Seoul mặc dầu nó là một thiên đường nuôi dưỡng những giấc mơ thanh xuân còn dang dở và một mớ dự định ấp ủ bấy lâu chưa thực hiện được mà bây giờ sự nghiệp chưa chớm nở đã úa tàn khi lại về chốn khỉ ho cò gáy này, nó khiến tôi bứt rứt hơn là lưu luyến.
Tôi không thể nào chợp mắt nổi một giây phút nào cho đến khi tàu lửa cập bến. Dì Lim từ đằng xa tít đang len lỏi qua dòng người đông đúc tấp nập qua lại. Dáng vẻ dì bao năm vẫn vậy, không chút máu mủ ruột thịt mà còn giúp tôi lo việc ma chay của bố mẹ tôi. Chả bù cho thằng con trai của ổng bả, mang tiếng là máu mủ mà mười năm rồi chưa hề nói được một tiếng bố mẹ, con về rồi. Đời thật trớ trêu và trái khoáy nhỉ?
Tôi mặc trên người chiếc áo ba lỗ màu trắng khoác thêm chiếc áo sơ mi bên ngoài cộng với chiếc quần thun dài qua đầu gối, trông không giống một thằng một thập kỉ sống ở thành phố hoa lệ. Vậy mà, dì Lim đã nhận ra tôi sau ngần ấy năm.
"Lee Jeno, dì đây!"
Dì Lim vẫy tay và hét lớn tên tôi, tôi chạy ùa ra ôm chằm lấy dì.
"Dì Lim, lâu không gặp dì, dì vẫn khỏe chứ ạ?"
"Cái thằng này! Dì vẫn khỏe."
Sau đó tâm trạng dì trầm đi hẳn vì tôi về cũng chẳng mấy vui vẻ gì trong khi bố mẹ tôi vừa qua đời.
"Bố mẹ cháu làm sao ạ?"
"Bị tai nạn giao thông, không qua khỏi."
"Vâng."
"Thôi, hai dì cháu về nhà lo hậu sự cho bố mẹ cháu cho xong rồi tán gẫu sau."
"Dì ạ, dì đừng tốt với gia đình cháu nữa. Mấy chục năm trôi qua không có ngày nào là dì không chăm sóc gia đình cháu. Cháu biết ơn dì nhưng có lẽ đến đây là đủ rồi ạ, việc còn lại dì cứ để cháu lo nốt. Cảm ơn dì rất nhiều."
"Đừng khách sáo, dì nợ gia đình cháu dù có chết cũng không trả hết được ơn nghĩa này. Coi như dì trả nốt cho gia đình cháu rồi sau này về dưới suối vàng, dì mới có thể yên tâm mà nhắm mắt."
Tôi cười chua chát.
Dì Lim với gia đình tôi không có một mối quan hệ ruột thịt nào cả. Ngày xưa khi còn ở Daejeon, dì là hàng xóm cũ của gia đình tôi. Khi ấy công việc làm ăn của chồng dì thất bát, nợ một khoảng tiền không thể chi trả. Khi ấy, gia đình dì chuyển đến Busan để chạy trốn khỏi chủ nợ và bố mẹ tôi hay tin đã đồng ý cho dì vay một ít tiền để xoay sở. Hai năm sau đó, trả xong nợ dì Lim liền quay về Daejeon và hoàn trả lại đầy đủ số tiền trước đó hai người họ cho dì vay. Đó cũng chính là lý do vì sao dì mang ơn họ đến như vậy.
Hai dì cháu về đến nhà lo hậu sự cho bố mẹ tôi, họ hàng làng xóm đều quý mến đến viếng hai vợ chồng già. Ai nấy đều không kiềm nén được nỗi đau dăng dẳng khi người hàng xóm mà họ yêu quý giờ đã về với trời. Họ than khóc não nề, man mác niềm đau thương bao trùm lấy căn nhà nhỏ tồi tàn, mọi người ra vào ăn uống trò chuyện rôm rả khắp cả gian phòng chật kín lối đi. Tôi tiếp tục công việc tiếp đón khách viếng cho đến tận tối muộn, tầm cỡ năm giờ sáng mới có thể động quan.
Sau khi hỏa thiêu hoàn tất tang lễ mọi thứ trở về vẹn đầu. Dì Lim ôm lấy tôi lần cuối, an ủi rồi lại trở về Busan. Tôi vẫn một mình ở Daejeon với căn nhà cô quạnh âm u dấy lên một nỗi cô đơn ủ dột. Mười năm là khoảng thời gian không hề ngắn ngủi, ngần ấy năm trôi qua mà đồ vật trong nhà đều nguyên vẹn, căn phòng của tôi sạch sẽ không bị bụi bẩn chiếm đóng, là mẹ tôi một tay dọn dẹp. Đột nhiên, tôi lại hối hận vì đã không về sớm hơn.
Trong lúc tang lễ diễn ra, tôi không rơi lấy một giọt nước mắt và cố tỏ ra là mình ổn cho đến cuối cùng. Vậy mà hôm nay tôi đã phá lệ òa khóc như một đứa trẻ lên ba, lệ nóng tích tụ từ rất lâu tuôn trào như thác nước. Hai hốc mắt của tôi đỏ hoe, không còn sức lực nào nữa.
Bỗng bên ngoài, trời đổ cơn mưa phùn như thể ông trời đang khóc thay cho tôi.
Ông trời trút giận lên Daejeon một cơn mưa giữa mùa hè khắc khoải đập tan hạn hán triền miên suốt mấy tháng liền, tôi nằm gục trên sàn gỗ mát rượi thiếp đi tự lúc nào không hay, cứ ngỡ rằng bản thân đã chìm sâu vào thiên thu cho đến khi tiếng lộp bộp trên mái hiên nhà không còn nữa tôi mới tỉnh giấc vào lúc mười hai giờ trưa. Chiếc bụng đói rã của tôi lại trở chứng, nó cứ quặn lên rồi co thắt lại khiến tôi miễn cưỡng dẹp bỏ sự lười biếng để lấp đầy nó.
Tôi cảm giác rằng cơ thể rã rượi của tôi đang phản đối lại lý trí của tôi ngay lúc này, nó không muốn tôi đứng dậy cũng chẳng muốn tôi suy nghĩ. Bỗng, lòng ngực tôi dấy lên một cơn đau ỉ ôi khó tả thành lời, tựa như ngàn đóa thược dược len lỏi hút cạn hết sinh lực, chúng chen chúc nhau bành trướng đâm vào từng ngóc ngách trong cơ thể, máu không ngừng rỉ. Tôi cắn răng chịu đựng, nằm quặn quại chống chọi với cơn đau buốt não.
Tôi lia mắt đến bức ảnh gia đình được treo trên chiếc tường và tự hỏi rằng "Người có bao giờ hạnh phúc chứ?"
BẠN ĐANG ĐỌC
jenorina ® on the beach at night alone
Fanficanh châm điếu thuốc, làn khói mờ đục hòa lẫn hương gió biển mằn mặn, anh chợt nhận ra rằng thế giới chỉ còn mỗi anh.