Hôm nay nó có một gia đình mới

184 11 0
                                    

Ở những năm cuối thế kỷ cũ, có một thành phố nằm lặng lẽ ở một vùng đồng bằng rộng lớn. Đất đai ở đây chẳng thích hợp để canh tác chút nào, mùa màng không được vụ, nên nghề nông dần dần bị bỏ ngỏ. Các xí nghiệp lớn bắt đầu mua đất để xây dựng các khu công nghiệp ở đây, và rồi sau hai chục năm, vùng đất này đã trở thành một thành phố đầy khói bụi.

Thuận theo tự nhiên, những người dân của thành phố cũng đều kiếm được việc làm từ những nhà máy. Họ buông bỏ cái cuốc cái cày, từ người trẻ tới người già đều dắt díu nhau trở thành công nhân. Dù vậy, mức thu nhập trung bình của họ cũng chẳng nhiều nhặn gì, chỉ gọi là tạm đủ ăn, đủ mặc, tuy nhiên cũng có những lúc khó khăn, thiếu thốn. Nhà thì đông con nheo nhóc, cơm thì chẳng đủ ăn dù đã làm cật lực, họ sẽ phải làm gì? Và câu trả lời chính là, vứt bỏ những đứa bé máu mủ ruột rà của chính họ. Tưởng chừng câu chuyện nhẫn tâm này rất hiếm khi xảy ra, những đây lại là điều vô cùng phổ biến ở thành phố này. Nói không ngoa, tỷ lệ trẻ em đường phố của nơi đây là cao nhất cả nước.

Trong làn sương đen mịt mù về nhân tính, vẫn có những ngọn đèn le lắt sáng dù vô cùng nhỏ nhoi. Nghe kể rằng, trong thành phố có một ông chú công nhân. Ông chú không giàu cũng chẳng nghèo, cũng coi đủ ăn như những người khác. Ông chú suốt ngày chìm trong men rượu, và cũng chẳng có gia đình. Vậy mà đột nhiên một ngày, ông chú mở một cô nhi viện.

Nói là cô nhi viện cũng chẳng đúng lắm, vì ông chú chẳng có giấy tờ cấp phép gì cả. Ông chú chỉ đơn giản là bốc đại những đứa trẻ mình thấy thuận mắt trên đường, rồi cho chúng một chỗ ăn chỗ ngủ, tuy cũng chỉ đơn giản và sơ sài hết mức. Nhưng như vậy cũng là quá đủ cho những đứa trẻ cơ nhỡ. Mọi người bàn tán xôn xao nhiều, người thì ca ngợi ông thiện lương như ông bụt, kẻ thì dè bỉu ông thừa tiền đến rảnh rỗi. Dù thế nào, cho tới nay mái ấm của ông cũng đã có gần chục đứa trẻ.

Và Minseok đang trên đường đến xin làm đứa thứ mười.

Có lẽ trong 9 năm cuộc đời ngắn ngủi của mình, chưa bao giờ Minseok lo lắng và sợ hãi tới mức. Đây không phải chuyện dễ dàng như mở miệng muốn người lớn cho một cái kẹo, mà là xin một người được ăn nhờ ở đậu, một người hoàn toàn xa lạ mà nó còn chẳng biết mặt.

Khuôn mặt của Minseok vốn đã ốm yếu và hốc hác, và giờ đây đang bị nỗi sợ nên nó càng nhăn nhó đến tợn. Rõ ràng là ai cũng có thể nhận thấy nó lo phát điên lên được, và tất nhiên bao gồm cả người đang nắm tay dắt nó đi. Hyukkyu cảm nhận được rõ ràng bàn tay của em đang run bần bật, và càng ngày càng run mạnh thêm. Cậu hiểu rõ nỗi lo trong lòng em, nên trước khi bước nhà, cậu trao cho Minseok một ánh nhìn đầy dịu dàng.

Rõ ràng chỉ là một ánh nhìn thôi mà sao nó có sức mạnh lạ kỳ, nó làm lòng Minseok yên bình hẳn, và nỗi lo như bị gió cuốn bay đi gần hết. Có lẽ vì đây là ánh mắt mà anh Hyukkyu trao nó, người mà nó coi là tia nắng ấm thứ hai trong cái cuộc đời khốn khổ của mình.

Minseok sinh ra trong một gia đình cơ cực. Mẹ nó mất từ khi nó lên ba, khi nhà chẳng có đủ tiền chạy thận cho mẹ từ khi phát bệnh. Bố nó thì cũng chẳng khoẻ mạnh gì với một bàn tay bị tật, suốt ngày chạy ngược chạy xuôi bán đồng nát được vài đồng lẻ, cố gắng để trang trải cuộc sống. Dù gia đình khốn khó là vậy, nhưng bố nó vẫn thương nó khôn cùng. Những ngày thơ trong kí ức của nó là vòng tay ấm áp của bố, bàn tay thô ráp và chai sạn nắm lấy bàn tay bé nhỏ của nó, cất lên những lời ru đưa nó chìm vào giấc ngủ. Đâu chỉ vậy, dù nghèo đến mức nào, bố nó vẫn cố gắng cho nó được đến trường, được ăn mặc tươm tất như những đứa trẻ đồng trang lứa. Với Minseok, bố là ông mặt trời sẽ luôn toả ra những yêu thương ấm áp nhất cho nó.

lck ꨄ hoa nở trên đá, và trong taNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ