[Văn học Hậu Hiện Đại] Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh

12 1 0
                                    

"The soldier above all others prays for peace, for it is the soldier who must suffer and bear the deepest wounds and scars of war

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

"The soldier above all others prays for peace, for it is the soldier who must suffer and bear the deepest wounds and scars of war."

_Douglas MacArthur_

(Tạm dịch: Người lính là người cầu nguyện cho hòa bình nhiều hơn bất cứ ai, bởi chính người lính là người phải chịu đựng và mang những vết thương và sẹo chiến tranh nặng nề nhất.)

Lịch sử luôn khắc họa quá khứ bom đạn bằng những chiến tích hào hùng, lẫm liệt, bằng những cái tên vĩ đại đã góp phần quan trọng dựng xây nên hòa bình. Thế nhưng chiến tranh đâu phải điều gì đáng để ngợi ca. Biết bao đau thương, gian khổ, biết bao tháng ngày lầm than, những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng, người con mất cha, tất thảy những ai oán đó sao chẳng có mấy ai cất tiếng nói thay? Máu và nước mắt mới chính là những gì chiến tranh mang lại và là sự thật mà con cháu đời sau cần được biết về quá khứ đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng của cha ông.

Hiểu được điều đó nên Bảo Ninh - người không chỉ đóng vai trò một nhà văn mà còn là một người chiến sĩ bước ra từ bom đạn đời thật - đã viết nên cuốn Chiến Tranh Ai Ca (Nỗi Buồn Chiến Tranh) như một khúc ca ai oán kể về nỗi đau mà chiến tranh để lại cho cuộc đời những con người đã hi sinh cả thân mình cho Tổ quốc.

oOo

Đôi nét về tác giả và tác phẩm

Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, nổi tiếng trong các sáng tác với thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.

Một số tác phẩm đặc sắc của ông gồm: truyện Khắc Dấu Mạn Thuyền (đã được chuyển thể thành phim), hay Bội Phản trong tập truyện Văn Mới.

Năm 1987, ông cho ra mắt tiểu thuyết Thân Phận Của Tình Yêu, sau đổi tên thành Nỗi Buồn Chiến Tranh. Đến năm 1994, Frank Palmos và Phan Thanh Hảo đã dịch cuốn sách sang tiếng Anh với tựa đề The Sorrow Of War. Sau tiếng Anh, cuốn tiểu thuyết còn được dịch sang nhiều thứ tiếng khác và được xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhà văn Diêm Liên Khoa khẳng định: "Tác phẩm này đạt tầm cao mới của văn học chiến tranh Phương Đông", " nếu như được dịch, nghiên cứu kịp thời tác phẩm này, chắc chắn văn học quân sự Trung Quốc đã có cảnh quan, sinh khí khác như đang có hiện nay".


Nỗi Buồn Chiến Tranh là câu chuyện khắc họa lại cuộc đời đầy đau thương, bất hạnh của những mảnh đời khác nhau trong chiến tranh. Trái ngược với những cuốn tiểu thuyết lịch sử, luôn miêu tả chiến tranh với nét anh dũng, hào hùng, Nỗi Buồn Chiến Tranh chủ yếu đi sâu vào đời sống nội tâm của con người thời chiến. Những người chiến sĩ, sau giờ phút cầm súng chiến đấu gan dạ, họ cũng là con người bình thường, những người trẻ tuổi còn mang trong mình hoài bão, tình yêu nhưng vì hoàn cảnh khiến họ bắt buộc phải gieo mình trong làn mưa bom bão đạn. Những mẩu truyện đời thường tưởng chừng vụn vặt nhưng lại ẩn chứa cả một bài học nhân sinh sâu sắc. 

[Knowledge] Văn Học Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ