[6]

36 6 0
                                    

Ngày 15/12/1972

Sau khi đàm phán thất bại với Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà trên bàn đàm phán tại Paris, chiến dịch Linebacker II đã được Mỹ tiến hành nhằm đưa miền Bắc Việt Nam về thời lì đồ đã như đã tuyên bố.

Quân uỷ Trung ương Việt Nam đã luôn nhấn mạnh về việc Mỹ chắc chắn sẽ liều lĩnh dùng B-52 để đánh phá các khung trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng để cảnh giác các đơn vị cũng như người dân.

Toàn miền Bắc Việt Nam bây giờ không được phép rung chuyển, không được phép lung lay, không được phép rút lui.

Trận này phải thắng, bắt buộc phải thắng bằng mọi giá. Dù phải đổ bao nhiêu máu cũng phải cố giữ cho được một tấc đất.

Và đúng như dự đoán, tối ngày 18/12/1972, những quả bom đầu tiên từ B-52 trong chiến dịch Linebacker II đã rơi xuống Hà Nội.

Bọn Hoa Kỳ sẽ bại trận, chắc chắn phải bại trận.

Nhưng chúng chỉ thật sự nhận mình bại trận khi pháo đài B-52, niềm tự hào của chúng, bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội mà thôi.

Nếu số lượng B-52 rơi từ 1-2%, Mỹ vẫn sẽ chịu được.

Nếu số lượng B-52 rơi từ 6-7%, nhà Trắng chắc chắn sẽ rung chuyển.

Nếu B-52 rơi trên 10%, thì Mỹ sẽ phải chính thức đầu hàng.

Một áp lực rất lớn đè nặng lên vai ban lãnh đạo, đó không còn là nhiệm vụ nữa, mà từ lâu đã hoá thành sứ mệnh.

Sứ mệnh giải phóng dân tộc bằng mọi giá dù cho có phải đổi lấy bằng xương bằng thịt cũng buột phải giữ được Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.

Thôi Phạm Khuê cùng một tốp những người dân di tản trốn trong một căn cứ địa kiên cố, em đang không ngừng lẩm bẩm lại những nhận định cuối cùng của ban lãnh đạo như thể đang đọc bùa hộ mệnh cho bản thân.

Em ôm chầm những đứa trẻ non nớt đang run cầm cập như những chú chim non vào lòng rồi không ngừng trấn an chúng.

Tiếng rít gào của những chiếc pháo đài bay và tiếng tên lửa phòng không nổ ùng ùng bên tai như muốn xé toạc màn nhĩ của mỗi người.

Hầu như toàn là người già, phụ nữa và trẻ nhỏ, những ông cụ bà cụ đã chai mặt với chiến trận nên có vẻ bình tĩnh hơn. Những bà mẹ cũng cố tỏ ra mạnh mẽ để đàn con thơ của họ tìm được nơi dựa dẫm.

Và những đứa trẻ biết nghe lời luôn bịt kính miệng mình để ngăn lại những tạp âm sợ hãi luôn trực trào nơi cổ họng.

Thôi Phạm Khuê cố gắng hít thở sâu, đưa bộ đàm trong tay lên để báo cáo sở chỉ huy về tình hình hiện tại.

"Ổn."

•*•*•

Đêm 20, rạng sáng 21/12/1972, quân đội Hoa Kì lại tấn công một lần nữa.

Thôi Phạm Khuê theo lệ thường tiếp tục sơ tán tốp dân cuối cùng còn sống sót từ Hà Thành đi theo lối mòn cũ để đến những tỉnh lân cận khác lánh nạn.

 Survival •[TAEGYU]•Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ