Hồng Đức năm thứ tư, Thế tử Phan Cảnh lên ngôi chúa, lấy tước hiệu Thái Ninh Vương. Chỉ trong vòng vài năm, ngài đã xây dựng chính quyền riêng và bành trướng thế lực của mình ở vùng lãnh thổ phía Nam. Khi ấy, vua Hồng Đức vẫn còn đang chìm đắm trong cờ bạc và tửu sắc. Việc triều chính rối ren đều do các đại thần chống đỡ, nên cũng chẳng làm gì được chúa Phan.
Dần dà, đất nước Đại Việt bị chia thành hai miền: Đàng Ngoài (do vua Hồng Đức cai trị) và Đàng Trong (do Thái Ninh Vương cai trị), lấy con sông Gianh làm ranh giới. Dân chúng hai miền khác biệt về văn hóa, quý tộc thì thi nhau chia bè kéo cánh. Từ đây, cuộc chiến giữa Bắc triều và Nam triều âm thầm trỗi dậy.
Người ta đồn đoán rằng Đại Việt trong mười năm nữa sẽ vận đổi sao dời, triều đại nhà Hoàng sẽ sớm lụi tàn trong dòng chảy lịch sử. Ngai vàng có thể sẽ không thuộc về Đông cung Thái tử Hoàng Tôn Mạn Hảo, mà là người con trai trưởng của Thái Ninh Vương - Đông cung Thế tử Phan Phục Linh; hoặc là một thế lực hùng cường nào khác.
BẠN ĐANG ĐỌC
Mùa Xuân Chết Chóc Của Đông Cung
RomanceTình trai, cổ đại (giả tưởng), kinh dị, trò chơi giết người, hài hước, HE Đất nước Đại Việt bị chia thành hai miền: Đàng Ngoài (do vua Hồng Đức cai trị) và Đàng Trong (do chúa Phan Cảnh cai trị). Dân chúng hai miền khác biệt về văn hóa, quý tộc thì...