4 p1

91 12 0
                                    

Đến nay đã hơn nửa năm kể từ ngày tôi nhậm chức, nhưng tôi còn chưa có cơ hội đốt được một ngọn lửa nào. Làm quản gia, uy phong lừng lẫy dưới một người trên vạn người trong phủ thậm chí còn chưa đủ để xua tan cái lạnh giá của mùa đông giá rét này. Đe dọa đầu tiên cho tôi, một quản gia, lại đến rất nhanh.

Mặc dù Nam Kinh được mệnh danh là vùng đất có phong thủy tốt đẹp, với dòng sông Tần Hoài êm đềm trôi về phía tây, nhưng mảnh đất này cũng đã tiễn đưa không ít triều đại, quốc gia chìm vào quên lãng. Khói lửa chiến tranh cùng cát bụi mù mịt cuốn theo tất cả vào dòng chảy lịch sử, chìm sâu xuống đáy sông. Bức tường thành bao quanh Hồ Huyền Vũ khuyết một góc bên trái, bên phải cũng thiếu đi vô số viên gạch. Trong văn chương, người ta viết rất đẹp, ví những vết tích thời gian ấy như những huân chương vinh quang ban tặng Nam Kinh vì đã vững vàng trước gió sương và khói lửa chiến tranh vào mùa xuân tháng Ba. Nhưng thực tế lại phũ phàng hơn nhiều. Bức tường thành, những di tích lịch sử, và tất cả những gì còn sót lại sau chiến tranh giờ đây chỉ còn là những điểm du lịch, những danh lam thắng cảnh. Du khách thong dong dạo bước trên những tàn tích, nhìn xa xăm và tươi cười khen ngợi rằng "Nam Kinh thật đẹp, thật hùng vĩ, nơi đây dễ chịu hơn Thượng Hải, náo nhiệt hơn Đông Bắc". Trên hồ Huyền Vũ, ánh nắng chiều mờ ảo trên mặt hồ gợn sóng lững lờ, chẳng ai biết rằng dưới đôi chân vô tình của họ ẩn chứa bao nỗi đau đớn tang thương, kẹt trong những rãnh đế giày không biết là bụi của triều đại nào. Họ chỉ đơn giản thấy đẹp, thấy mãn nhãn, giống như đã thuộc lòng vô số bài thơ cổ nhưng khi nghe đến "Hậu Đình Hoa*", họ chỉ biết khen một câu "nghe hay quá". Cũng như ít ai lật ngược giày lên để xem đế giày như thế nào.

*: 后庭花: Hậu Đình Hoa: là tên một thể thơ, còn được gọi là "Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa" và "Hải Đường Hoa". Tác phẩm tiêu biểu có bài "Hậu Đình Hoa - Thạch Thành Y Cựu Không Giang Quốc" của Tôn Quang Hiến. (theo baidu)

Ở đất Nam Kinh, nơi tưởng chừng như thanh bình này, cũng không thể không tuân theo quy luật chung của thế giới. Ngay cả Viên Thế Khải còn có thể lên ngôi Hoàng đế, thì dưới trời này nào có gì là yên bình tuyệt đối. Việc kinh doanh của nhà họ Kim, nói lớn thì không lớn, nói nhỏ cũng không nhỏ, nhưng trong giới thương nhân coi như cũng đã có chút tiếng tăm nhất định. Vào những ngày lễ Tết, việc các chủ ngân hàng, chủ tiệm cầm đồ đến biếu quà là chuyện bình thường, xe ô tô của họ thường đỗ ở khúc cua trước ngõ, tiếng còi xe ồn ào vang vọng không chút kiêng dè. Nếu treo thêm vài bông hoa giấy đỏ, dán vài chữ hỷ thì chẳng khác gì đoàn xe đón dâu. Khi đến trước cổng phủ Kim, cửa xe mở ra, đôi giày da bước xuống, người lái xe trước tiên chạy lên gõ ba lần vào cánh cửa lớn màu đỏ, dùng khớp ngón tay gõ, giả vờ làm người Tây da vàng. Lúc nào cũng không thích dùng cái vòng cửa khảm vàng để gõ vì âm thanh quá nhỏ, khiến họ phải chờ đợi thêm vài phút bên ngoài, mười lần thì có sáu lần là phải vào cùng A Long đi ra ngoài làm việc về. Sau khi vào cửa, họ thường hướng thẳng đến những nơi như thư phòng, bởi đây là kinh nghiệm đúc kết từ thực tế. Những ông chủ "thối nồng mùi tiền" luôn thích dùng bút mực để trang trí bản thân, cho rằng mùi mực phải đậm đà hơn mùi tiền đồng, nhưng không biết rằng trên người họ chỉ còn lại mùi hôi thối. Những người này đã mang chữ "tiền" trên người, nên cũng không buồn che giấu, nhe răng cười, hàm răng vàng óng trong khoang miệng đen ngăm vẫn vô cùng nổi bật, khiến người ta liên tưởng đến những đồng xu in hình Viên Đại Đầu, thứ làm người ta căm ghét nhưng không thể từ chối. Họ luôn bắt đầu bằng những lời bóng gió, mong muốn nhà Kim giao tiền cho họ quản lý.

GYUSEOK| Thiếu gia và tôiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ