Trước khi vào nội dung chính, mình muốn chia sẻ với các bạn thông tin về webinar miễn phí cho cộng đồng về Tâm lý học Tích cực mà mình sẽ tham gia với vai trò diễn giả, cùng TS. Lê Thị Mai Liên (Trưởng bộ môn Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Chuyên gia tại Viện Tâm lý Việt Pháp).
Nếu các bạn theo dõi mình đã lâu và cũng như từng đọc sách của mình—"Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản"—chắc hẳn các bạn cũng biết mình đã nghiên cứu về chủ đề Tâm lý học Tích cực một thời gian dài và áp dụng nó trong nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo nội dùng, cũng như vận hành cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội.
Trong webinar lần này, mình và TS. Mai Liên sẽ chia sẻ một số mô hình khoa học để hiểu đúng hơn về Tâm lý học Tích cực, đồng thời cung cấp ví dụ thực tiễn và công cụ trực quan để mọi người có thể tương tác và thực hành ngay cách tiếp cận tích cực này.
Chương trình diễn ra vào 20:30 tối ngày 5/1/2025. Bạn có thể đăng ký tham gia miễn phí tại đây.
Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.
Tình cờ, bài học thứ Tư tuần này mình muốn trao đổi với các bạn cũng liên quan đến gặp gỡ-đối thoại.
Là một người cực kỳ hướng nội (hơn 80% hướng nội theo kết quả nhiều bài test 😅), mình rất ngại đến nơi đông người lạ và tham gia vào những câu chuyện chưa được chuẩn bị trước. Thế nên, bạn phải biết rằng mình đã ngại ngần đến như thế nào khi 5 năm trước (năm 2019), mình—khi đó đang làm Chuyên viên phân tích dữ liệu—được Sếp cử đi tham gia chương trình World in Conversation (tạm dịch: Thế giới trong đối thoại).
Đây thực ra là một chương trình rất thú vị được tổ chức thường niên ở trường Đại học Penn State, trong đó người tham gia sẽ được xếp ngẫu nhiên vào những nhóm đối thoại về các chủ đề thường gây tranh cãi (ví dụ: sắc tộc, giới, chiến tranh, môi trường, lão hóa...) để lắng nghe, học hỏi và mở mang tầm nhìn. Điểm đặc biệt nhất của chương trình này nằm ở đối tượng người tham gia đến từ nhiều lứa tuổi, quốc gia, sắc tộc và vị trí xã hội khác nhau, do đó, góc nhìn của mỗi người thường rất khác biệt, thậm chí đối chọi nhau.
Nhóm đối thoại của mình hôm đó có chừng 10 người, bao gồm sinh viên đại học, cao học, viên chức, giáo sư, người về hưu... Bọn mình thảo luận về rất nhiều chủ đề, nhưng đọng lại sâu nhất trong mình là chủ đề về tuổi tác và sự hiện diện: