Chap 1

1K 27 13
                                    

Thời kì Hàm quốc, từ khi thái tử Hàm Quốc Minh lên ngôi hoàng đế thiên hạ trở nên thái bình, dân chúng an cư lập nghiệp, quan tham ô cũng không dám làm càn. Nguyên lai, hòang đế Quốc Minh từ khi còn là thái tử đã nổi tiếng “mưu trí vô song” , lại rất thương yêu bá tánh, hứa hẹn sẽ là một vị hoàng đế tốt . Tuy nhiên, hoàng đế Quốc Minh tính tình cổ quái, ngay cả những cận thần cũng không ai hiểu nổi,duy nhất chỉ mỗi hoàng hậu Từ Thiên Uyên là ngoại lệ, cũng chính vì thế, hậu cung 3000 giai nhân, Quốc Minh có đến hơn hai mươi phi tần, vẫn sủng ái nhất Thiên Uyên. 

Hoàng hậu Từ Thiên Uyên vốn “tài sắc vẹn toàn” , tính tình lại hiền lương, trong mắt đại thần nàng đúng là bậc mẫu nghi thiên hạ cao quý không ai sánh bằng . Chỉ tiếc, đến giờ nàng vẫn chưa mang “long chủng”. Có lẽ cũng vì thế mà hoàng đế Quốc Minh dù đã có bảy vị hoàng tử nhưng vẫn không chịu lập thái tử.

Nhưng cũng không lâu sau, hoàng hậu cuối cùng cũng đã mang thai, tin này đối với hoàng thượng và các vị trung thần mà nói đúng thật quả là tin mừng. Hoàng hậu “tài sắc vẹn toàn” chắc chắn hài tử sau này cũng sẽ là một nhân tài hiếm thấy. Tuy chưa hạ sinh, nhưng những hạ thần trong triều điều biết rõ,nếu nàng sinh hoàng tử, chắc chắn vị trí thái tử sau này sẽ thuộc về hắn. 

Thế nhưng cuối cùng, nàng lại hạ sinh một tiểu công chúa, điều này đối với các đại thần mà nói . . .chẳng biết là nên vui hay nên tiếc. Tuy là tiểu công chúa nhưng hoàng đế Quốc Minh vẫn hết mực thương yêu, đặt nàng là “Nhất Thiên Công Chúa – Hàm Ân Tĩnh”

Thậm chí còn miễn thuế ba năm để mừng ngày công chúa ra đời, bởi vì, trong lòng hoàng đế đã có một dự tính riêng mà không ai có thể ngờ đến . . . 

Sở dĩ Quốc Minh không lập thái tử là vì cho đến giờ người vẫn không nhận thấy được trong bảy hài tử của mình ai là người đáng tin, đủ tài trị quốc, đủ đức thương dân, chính yếu nhất là không “ham mê tửu sắc”. 

Huống hồ, từ xưa đến nay, hoàng đế Quốc Minh chỉ tin tưởng duy nhất một người, chính là hoàng hậu Từ Thiên Uyên. Nay nàng đã hạ sinh một tiểu công chúa, tài lẫn sắc chắc chắn đã thừa hưởng không ít từ người và nàng. Tiểu công chúa lại là nữ tử, không lo vướng phải “ham mê tửu sắc”, nếu có thể cả đời “vì quốc vì dân” thì còn gì bằng…

Thế nên Quốc Minh lòng đã quyết định, sẽ sắc phong “Nhất Thiên Công Chúa – Hàm Ân Tĩnh” là thái tử, người không tin với tài trí của người và nàng lại không dạy dỗ được tiểu công chúa trở thành một chân mệnh thiên tử xứng đáng.

Thời gian trôi thật nhanh, thoáng chốc tiểu công chúa đã lên tám, tính tình thông minh lanh lợi, dung mỹ ngày càng lộ rõ vẽ tuyệt trần. Thêm nữa, nàng chẳng những tinh thông cầm kì thi họa, mà những sách lược thơ ca đều thuộc thành thạo, so với các vị hoàng huynh thì thật không ai có thể sánh bằng.Tuy chỉ mới tám tuổi nhưng không gì có thể làm khó được nàng, được thiên hạ mệnh danh là “thần đồng tuyệt mỹ”, không chỉ nổi danh khắp các kinh thành, mà ngay cả các đại quốc lân cận cũng nghe danh. Điều này khiến hoàng đế Quốc Minh rất hài lòng, xem ra tiểu công chúa đã không phụ lòng kì vọng của người. Vì vậy, hoàng đế nghĩ đã đến lúc sắc phong tiểu công chúa trở thành thái tử. 

Người lập tức ra chiếu chỉ : “Sắc phong công chúa Hàm Ân Tĩnh trở thành thái tử, đổi danh Nhất Thiên Công Chúa thành Nhất Thiên Thái Tử” . Các đại thần vừa hay tin, lập tức tỏ ra ý phản đối, tuy rằng Ân Tĩnh nổi tiếng thông minh lanh lợi, có tài có sắc nhưng vẫn chỉ là một nữ tử, làm sao có thể trở thành thái tử, điều này không đúng với luật lệ của thiên triều, huống hồ hoàng đế lại có đến bảy vị thái tử . . .

Thế nhưng, hoàng đế Quốc Minh nổi tiếng nghiêm minh, đã quyết thì không ai có thể thay đổi, đại thần phản đối lập tức xử tử. . .dù văn võ bá quan trong triều không phục nhưng cũng không ai dám lên tiếng.

Ân Tĩnh nhớ rất rõ, năm nàng tám tuổi, mẫu hậu đã nói với nàng :

“Ân Tĩnh, từ này con đã là thái tử, sau này sẽ là hoàng đế,cả đời con là để trị quốc bình thiên hạ, sau này mẫu thân sẽ nghiêm khắc với con hơn, con không được phụ lòng mẫu hậu và phụ hoàng”


“Ân Tĩnh nhất định sẽ không khiến mẫu hậu và phụ hoàng thất vọng” 

“Con hiểu thì tốt” – Thiên Uyên lòng ảm đạm. Ân Tĩnh, mẫu hậu thật có lỗi với con, là mẫu hậu đã lấy mất hạnh phúc cả đời của con…

……………………………….

Tại Phác quốc, triều Phác được xem như một đại quốc, hùng mạnh không kém Hàm quốc. Tân hoàng đế vừa lên ngôi là thái tử “Phác Lạc Phong”. Tuy chỉ vừa mới lên ngôi nhưng Lạc Phong nắm giang sơn rất vững chắc. Lạc Phong khi còn là thái tử đã thông minh xuất chúng, bá quan văn võ trong triều đều rất kính nể, nên chuyện lên ngôi chỉ là chuyện thường nhiên. Hậu cung chỉ sủng ái võn vẹn ba phi tần, điều này trong sử sách mà nói là chuyện vô cùng hiếm thấy. Do vậy, người chỉ có hai hoàng tử và hai vị công chúa. Trong số đó, Lạc Phong yêu thương nhất là tiểu công chúa Phác Trí Nghiên chỉ vừa tròn tám tuổi.

Trí Nghiên tuy tám tuổi, nhưng dung mạo hơn người, “tuyệt thế giai nhân” e rằng không đủ để diễn tả hết. Ánh mắt trong tựa như suối lại có khí lạnh khiến người ta trước khi muốn nhìn vào nàng phải xem kĩ lại bản thân mình,chiếc mũi thanh tú khiến nàng thêm phần cao ngạo,đôi môi đỏ hồng thêm khiêu khích, làn da mịn màng trắng nõn khiến người ta nảy sinh tà niệm, chỉ vuốt ve thì thật không đủ…tiểu công chúa Phác Trí Nghiên khiến nam nhân khắp thiên hạ đều muốn phạm trọng tội. Người trong thiên hạ gọi nàng là “Trí Nghiên, khả mỹ khả ái, khuynh quốc khuynh thành”.

Nàng không chỉ có dung mạo, Trí Nghiên nổi tiếng thông minh, học hỏi nhanh, nàng vốn có trí nhớ rất tốt, chỉ cần nhìn qua một lần là sẽ không bao giờ quên. Tuy vậy nhưng tâm tư Trí Nghiên rất khó đoán, tính tình thay đổi thất thường, duy nhất chỉ có nét lạnh trên dung nhan tuyệt mỹ của nàng là không bao giờ thay đổi.

Do có được một tiểu công chúa vô cùng tuyệt vời như vậy nên hoàng đế Lạc Phong rất lấy đó làm hãnh diện, chỉ sợ là sau này khi nữ nhi của người trưởng thành không biết có bao nhiêu hoàng thân quốc thích, bao nhiêu thái tử của các đại quốc khác si mê…khiến người khó xử.

Chỉ tiếc là nghe nói ngoài nữ nhi của người ra lại còn có một “Ân Tĩnh” của nước Hàm cũng không kém phần “tài sắc vẹn toàn”. Hàm quốc cùng Phác quốc lại là nước láng giềng, đều là đại quốc hùng mạnh.

Lạc Phong chợt nghĩ ra một quyết định gởi nữ nhi của mình sang nước Hàm học hỏi, so tài. Quyết không để thiên hạ nói tiểu công chúa Phác quốc thua kém Hàm quốc. Với lại, để Trí Nghiên có một đối thủ cũng tốt.

“Trí Nghiên, phụ hoàng muốn con sang nước Hàm để học hỏi thêm, con cảm thấy thế nào ?”

“Nhi thần không ý kiến”

[NghiênTĩnh CP] Cả Đời Chỉ Dẫn Dụ Ngươi [JiJung Ver]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ