Kỳ 11: Bệnh Trầm Cảm (Major Depressive Disorder)

331 7 0
                                    

"Tôi sẽ ngủ khi tôi chết đi"Dịch và Viết : Hải Đường Tĩnh NguyệtNguồn: Abnormal Psychology by Thomas F. Oltmanns, 7th edition.

.

.

.

Đã lâu lắm rồi tôi mới trở lại cái series Tâm Lý và Bệnh Chứng này nhỉ. Thời gian qua tôi cũng có viết một số bài nhưng đó là về tâm lý xã hội, thế nên giờ tôi phải quay lại trả bài cho các bạn đây, nếu không có nguời oán tôi chết. Mấy tháng truớc có một số bạn hỏi mong tôi viết về chứng trầm cảm, tự hành hạ bản thân và tự tử. Nhân dịp trên lớp vừa mới được cô giáo giảng bài này, tôi vội vàng viết và dịch lại cho các bạn đây.

Tôi không biết các bạn như thế nào chứ lứa 91,92 bọn tôi dùng từ trầm cảm khá nhiều. Những khi buồn chán không muốn làm gì cả hay vừa trải qua một chuyện gì đó tồi tệ thì bọn tôi thường nói "Tao bị trầm cảm mày ơi" để giải thích tình huống của bản thân. Lâu dần từ trầm cảm mất đi cái nghĩa vốn có của nó và mang nghĩa gần giống như là đau đớn, buồn bã. Thế nên khi đọc bài này tôi hy vọng các bản quẳng cái suy nghĩ đó đi và hãy đọc từ từ để tìm hiểu một căn bệnh tâm lý là nguyên nhân chính dẫn đến sự ốm yếu, khuyết tật trên toàn thế giới. Bệnh đó được gọi là trầm cảm.

(Khuyết tật ở đây là chỉ về sự khiếm khuyết mặt tinh thần gây ra suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày)

Khác với mọi khi, lần này tôi sẽ bắt đầu với case bệnh truớc tiên để mọi người có thể đọc và sau đó áp dụng nó trong việc tìm hiểu triệu chứng và chẩn đoán.

Cathy là một công tố viên vừa mới được thăng chức thành cổ đông năm ngoái. Trong công ty, cô được coi là một trong những nguời trẻ tuổi đầy hứa hẹn nhất. Thế nhưng mặc cho những thành tựu mà mình đạt được, Cathy thường xuyên nghi ngờ về khả năng của bản thân và cho rằng mình không xứng đáng với chức vụ vừa nhận được. Hơn cả chuyện thấy chán nản, mệt mỏi, cô còn cảm giác mình đang tê dại dần đi. Mấy tháng vừa qua cô mỏi mệt và khó chịu với mọi thứ một cách bất bình thường. Càm xúc của cô càng trở nên tệ hại hơn khi một khách hàng của công ty mà cô chịu trách nhiệm đổi sang một công ty khác. Dù quyết định chuyển công ty nằm ngoài vòng điều khiển của cô nhưng Cathy không ngừng tự trách chính mình. Cô giải nghĩa sự kiện này như một tấm gương phản chiếu sự bất lực của mình trong công việc dù những khách hàng khác của cô đều khen ngợi khả năng làm việc và những cổ đông lâu năm đều có những lời nói tích cực dành cho cô.

Cathy lúc nào cũng mong được đi làm và cô thực sự yêu thích công việc của mình. Nhưng kể từ khi vị khách đó chuyển công ty, thì chuyện đi làm trở thành một gánh nặng không thể chịu nổi với cô. Cathy không thể nào tập trung vào công việc được và thay vào đó cô suốt ngày nghiền ngẫm về sự bất lực của mình. Dần dà cô thường gọi cáo ốm và dành hầu hết thời gian ngồi ở trên giường nhìn đăm đăm cái TV mà không để ý chương trình gì đang chiếu trên đó và cô hầu như không ra khỏi nhà. Cathy thường xuyên cảm thấy cả người lờ đờ thiếu sức sống nhưng không thể nào ngủ được, khẩu vị cũng mất đi. Bạn thân lo lắng gọi điện cô cũng chả buồn nhấc máy mà chỉ ngồi đó thụ động nghe tin nhắn để lại trên máy bàn. Cô không muốn làm bất kỳ thứ gì, cũng không muốn nói chuyện với ai. "Cuộc sống đã đánh mất đi ý nghĩa cũng như sự thú của nó. Công việc làm không tốt, ngay cả các mối quan hệ cũng xử sự không xong. Mình đáng bị cô độc như thế". Cô nghĩ.

Tâm lí bất thường và tâm lí tội phạmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ