C 3

166 1 0
                                    

Đạo trời vẫn hằng hiển hiện, uy lực chiếu rọi lục giới, lục giới mở màn bằng trận chiến giữa hai thế lực tiên ma, yêu ma thất bại, sóng máu dâng ngàn dặm, mưa huyết rơi ngàn ngày, sinh linh rơi vào cảnh lầm than khốn đốn. Trong phút chốc trăm vạn oan hồn vô tội lũ lượt kéo đến Minh giới, ngày đêm là tiếng quỷ khóc than, oán khí bốc tận trời, sát nghiệt sâu nặng rốt cuộc làm Thiên nhan giận dữ, giáng một trận Thiên phạt, tiên ma đều tự gánh lấy kiếp nạn, cả hai giới gần như diệt vong.


*Thiên nhan hiểu đại khái là khuôn mặt của ông trời (gần kiểu long nhan – mặt rồng)

Vì bảo vệ cột mốc lục giới, một thế hệ tiên tôn liều mình nghịch thiên, đổi được lẽ trời thương hại, lục giới bình yên vô sự. Nhưng đáng thương dòng chảy linh thiêng Tiên giới không kéo dài quá ba nghìn năm, Tiên môn đang hưng thịnh gặp phải tổn thất nặng nề nhất từ xưa tới nay. Các tiên tôn và hơn mười vạn đệ tử bỏ mạng, chỉ trừ hai vạn đệ tử đến nhân giới tránh nạn trước đó còn may mắn sống sót. Lịch sử thê thảm khiến hậu nhân ngàn năm sau không đành lòng nhắc đến. Vì vậy tiên môn xuống dốc trầm trọng, nghìn năm qua không chỉ những người thăng vị thiên tiên hiếm hoi chẳng được mấy, mà đến cả địa tiên và chân nhân cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lịch sử huy hoàng năm đó dần ngập chìm trong dòng chảy thời gian, chỉ còn lại một tiếng thở dài. Tình trạng Ma giới cũng không tốt hơn bao nhiêu. Từ sau cuộc chiến tiên ma, hai tộc Ma – Yêu nguyên khí tổn thương nghiêm trọng, sau Thiên phạt, yêu ma lẻn vào tị kiếp ở nhân gian, mặc dù tránh được cơn họa lớn này, nhưng cũng khó gây nên sóng gió. Chỉ có duy nhất loài người nhỏ bé yếu ớt, tới tận lúc này vẫn luôn là con cưng của trời. Bọn họ không có pháp lực mạnh mẽ, sinh mệnh không tồn tại vĩnh hằng, nhưng lại có được nghị lực sống còn vững bền và ý chí sinh tồn kiên cường nhất. Qua ngàn năm sinh sôi nảy nở, bọn họ nhanh chóng lãng quên quá khứ thảm thương ngày xưa, dù mất đi trăm vạn tính mạng cũng không biến thành lý do oán trời trách đất. Từ khi võ tôn khai sáng trường phái nhân tu, sức mạnh con người ấy thế mà trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khắp chốn nhân gian hiển hiện ra cảnh tượng hạnh phúc, thịnh vượng. Âm thành, tại Hầu phủ Võ Dương. Bên ngoài cánh cửa sơn son, hai hàng thị vệ đứng gác ngay ngắn, dưới bậc thềm hai con sư tử đá dáng hình bệ vệ uy nghiêm, có rất nhiều người xếp thành một hàng dài, khung cảnh vô cùng náo nhiệt. Người qua đường không hiểu gì dò la mới biết được là Hầu phủ muốn mua một đám nha hoàn và thư đồng vào phủ. Võ Dương Hầu chính là môn đồ của võ đạo, chuyên nuôi dưỡng thị vệ trong cung, rất được Thánh Thượng coi trọng, dân chúng nghèo khổ nuôi không nỗi con cái, đều dẫn con mình đến phủ dự tuyển, chỉ cần vào được Hầu phủ, chẳng cần biết chúng sẽ làm nha hoàn, thư đồng hay là được chọn làm thị vệ đưa vào cung, tóm lại vẫn tốt hơn nhiều so với ở ngoài chịu khổ, lại còn có thể đổi được chút bạc giúp đỡ gia đình. "Liễu Sao nhi, vào đó phải biết nghe lời nha." "Vâng." Trận hỏa hoạn thiêu trụi cả con phố, Liễu lão gia và phu nhân cứu được con trai, tình cảnh Liễu gia từ đó dần dần sa sút, càng ngày càng kém hơn. Những bằng hữu có quan hệ tốt với Liễu lão gia ngày trước đầu tiên rất hào phóng giúp đỡ, nào biết đúng vào thời khắc quan trọng, Liễu tiểu công tử bỗng mắc bệnh nặng, bỏ tiền bạc ra vô số vẫn không chuyển biến. Gắng gượng chịu đựng được một năm, tiền khám bệnh đắt đỏ và tiền thuốc thang làm Liễu gia khó có thể tiếp tục chống đỡ, họ bắt đầu bán ruộng đất, tài sản trong nhà, vợ chồng Liễu lão gia hằng ngày dùng nước mắt rửa mặt. Những người bạn cho mượn tiền lúc trước là hy vọng Liễu gia có thể Đông Sơn tái khởi (*), nào biết bệnh của tiểu Liễu công tử như cái động không đáy, còn ai bằng lòng giúp đỡ không công chứ, tất cả đều đóng cửa không gặp. * Đông Sơn tái khởi: thành ngữ Trung Quốc. Đời Đông Tấn, Tạ An từ quan về ẩn ở Đông Sơn, triều đình nhiều lần mời ra nhậm chức nhưng ông đều từ chối. Ông là danh sĩ bậc nhất của Trung Nguyên lại nổi tiếng phong lưu nên được nhiều người đương thời hâm mộ. Người đời sau thường dùng điển cố Đông Sơn để chỉ nơi ẩn cư hoặc việc ẩn cư của các bậc danh sĩ. Về sau, Tạ An lại xuất chính, làm quan đến chức Tư đồ. Do đó, thành ngữ "Đông Sơn tái khởi" hoặc "Đông Sơn phục khởi" được dùng như một điển cố văn học để chỉ những người thất thế mà trùng hưng được thanh thế.

Bôn Nguyệt -Thục KháchNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ