Câu 12. Quan điểm chỉ đạo pt GD và mục tiêu GD đến 2020 pt GD 2011-2020

711 2 0
                                    

Câu 12: Trình bày quan điểm chỉ đạo phát triển GD và mục tiêu GD đến năm 2020 trong Chiến lược phát triển GD 2011 - 2020.

a. Quan điểm chỉ đạo:

1. Phát triển GD phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, NN và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của NN, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, XH trong phát triển GD.

Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển.

Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với GD, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách NN dành cho phát triển GD phổ cập và các đối tượng đặc thù.

2. Xây dựng nền GD có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XH chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Thực hiện công bằng XH trong GD, nâng cao chất lượng GD vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở GD có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền GD phát triển.

Xây dựng XH học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.

3. + Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XH hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế

     + thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XH chủ nghĩa, 

     + phát triển GD gắn với phát triển khoa học và công nghệ

     + tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - XH, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; 

     + mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.

4. + Hội nhập quốc tế sâu, rộng về GD trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng XH chủ nghĩa. 

     + Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền GD trên thế giới, nhất là với các nền GD tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng.

b. Mục tiêu:

- Mục tiêu tổng quát:

+ Nền GD nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, XH hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

+ Chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu nhân lực dân của XH

- Mục tiêu cụ thể:

GD mầm non: Hoàn thành mục tiêu phổ cập GD mầm non cho trẻ em 5 tuổi 2015; 

2020, + có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 

            + 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, GD tại các cơ sở GD mầm non; 

            + tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở GD mầm non giảm xuống dưới 10%.

GD phổ thông: Chất lượng GD toàn diện được nâng cao; 

2020, + tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, THCS là 95%THPT là 80% và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.

GD nghề nghiệp và GD đại học

+ Hoàn thiện cơ cấu hệ thống GD; 

+ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; 

+ đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp vs XH mới. 

Đến năm 2020, 

+ các cơ sở GD nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp THCS

+ tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; 

+ tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

GD thường xuyên

+ Phát triển GD thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; 

+ bước đầu hình thành XH học tập. 

+ Chất lượng GD thường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.

Kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững. 

Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ

Đề cương QLHCNNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ