Chương 6 - Bãi Triều !

19 0 0
                                    


Sau khi mất con, thái hậu giờ đây không còn một người thân nào nữa, hoàng cung thì lại không vua, sao bao nhiêu lần tranh cãi giữa các vị thần, cuối cùng đã đưa ra quyết định, đưa thái hậu làm đế vương, sáng lại ngồi trên ngai vàng, nhưng ở trung tâm đại điện chứ không phải phía sau rèm đá quý ấy nữa, trên người ngài mặc không còn là bộ phụng bào màu đen ấy nữa, mà đó là bộ phụng bào màu vàng ánh kim, tôn lên sự uy nghiêm của đế vương Mạch Tử Đăng, vừa sau năm Gia Long thứ nhất, được tính là năm Tử Đăng thứ nhất, khi ấy hàng vạn nữ nhi Nam Hoa Quốc vui mừng vì những chính sách mới ưu ái cho nữ giới.

Đối với người giờ đây, ngày lo việc triều chính, đêm về đọc tấu chương, vậy là đủ, không đau buồn, không thương ai nữa hết, cho đến khi tám mươi sáu tuổi, người mới lo đến việc kế vị. Vào năm Tử Đăng thứ năm mươi sáu, cuối tháng mười một, trời vào đã đông, gió lạnh thổi nhẹ từng cơn, hoa dạ lý rụng đầy trên thềm vào Kim Loan điện. Ngồi trên ngai vàng, mội người phía dưới im lặng đợi câu nói "có việc gì mau mau khởi tấu" của vị đế vương trong bộ long bào vàng ánh kim tóc đã bạc trắng, nhưng người chẳng nói gì, đó là do người đang nghĩ ngợi về tuổi thanh xuân mười tám của mình, nghĩ đến tất cả những gì mình đã trãi qua trong suốt tám mươi sáu năm qua, nghĩ ngợi nhiều đến nỗi quên cả việc mình đang trên Kim Loan điện, cận thần cảm nhận được gần một canh giờ trôi qua, liền gọi khẽ

- Bệ Hạ sao người không nói gì hết vậy ?

- À ta quên mất, già rồi, lú lẫn hết rồi, có chuyện gì mau mau khỏi tấu !

Giọng khàng khàng của tuổi xế chiều vang lên, mọi người bắt đầu hội nghị, sau đó đế vương đã cho người viết một chiếu thoái vị, nhường ngôi cho Trương đại thần, rồi người mỉm cười hiền hậu

- Ngày mai, sau khi làm lễ thoái vị, ta sẽ ra hoàng lăng thăm tiêng đế và hoàng nhi, rồi trở về một thường dân trong cuộc sống yên bình của những ngày tháng cuối đời, nhưng trước khi bãi triều ta muốn đặt một câu hỏi cho các vị đại thần trong triều, đặc biệt là Trương Thiện, người sắp kế thừa ngôi báu, tại sao các vị đại thần luôn đấu tranh với nhau để giành quyền cao chức lớn, tại sao các mỹ nữ cung phi đều tranh nhau được ở cạnh vua, để được làm hoàng hậu ?

Trương Thiện tiến lên phía trước

- Tâu ngài hoàng, vì quyền cao chức lớn mới có nhiều tiền của, vì ở gần vua mới được làm hoàng hậu, và vì làm hoàng hậu thì mới được mọi người kính nể.

- Vậy rồi khi chết họ có mang được sự quý trọng ấy theo không ?

- Thưa ngài, đối với giàu sang về vật chất, con cháu họ sẽ được hưởng thụ, còn về chức quyền thì khi chết được chôn cất tốt hơn, chu toàn hơn, rình rang hơn người khác.

- Sai !

- Vậy theo ngài, như thế nào mới đúng ?

- Các khanh hãy nghĩ về cuộc đời, khi chúng ta không còn nưa, rồi sẽ lấy được những gì, mang theo về bên kia thế giới, chúng ta như loài chim bói cá, trên cọc nhọn hàng chục năm, để làm gì ? Để tìm lại những gì trong cuộc đời mà ta đã đánh mất trong vũng nước bùn lầy. Khi chết đi, liệu rằng con cái chúng ta, hậu thế chúng ta sẽ sử dụng của cải ấy như thế nào ? Ta có thấy được đâu, biết đâu được chúng sẽ hư hỏng, nhưng nếu giành giật để có tiền cho chúng thì sau này, chúng phải mang tiếng rằng phụ thân, mẫu thân chúng khi xưa giành giật trong triều, liệu rằng chúng giám ra đường nhìn người không? Còn việc tẩm liệm, chôn cất, rồi liệu có còn không ? Xin thưa không, tất cả đều thành tro bụi, vì vậy từ giờ, nếu ai tiếp thu được lời của ta, thì ngưng việc tranh giành mà hãy đi giúp đỡ người nghèo khổ.

- Thần xin tiếp thu !

Bên dưới nghe đến đó đồng loạt hô to

- Chúng thần xin cảm tạ những lời vàng ý ngọc của Bệ Hạ.

- Bãi triều !

Người nói hai từ " Bãi triều" nghe tựa như nặng ngàn cân, vì đây là lần cuối cùng của người.

Hôm sau, khi làm lễ thoái vị xong trời đã tối, thường dân Tử Đăng chậm rãi từng bước vào hoàng lăng, nhìn vào hai tấm bia mới nhất, đó là chồng cậu An Gia Hoàng, và con cậu An Gia Long, trong ánh đèn lồng hiu hắt ấy, lời nói của cậu vang lên trầm bổng, nhẹ nhàng

- Từ năm 18 tuổi, ta đã vào cung, đường đường là thừa tướng, ta lần đầu gặp hoàng thượng, nghe cách nói chuyện của người, ta đã yêu, ta cũng không ngờ được là ta yêu người và người cũng vậy. Khi được làm cung phi,ta rất vui. Khi hoàng thượng hỏi ta tại sao hoa dạ lý lại chuyển đỏ rực rỡ trước khi tàn, ta không nói gì, vì ta không biết, khi đó ta còn khờ dại quá, nhưng giờ ta xin nói với người rằng, những nữ nhân nơi Nam Hoa Quốc như ta, cũng giống với hoa dạ lý hương vậy, khi tuổi thanh xuân 18, trong trắng như dạ lý vừa nở, rồi từng sự vùi dập của gió, từng sự đau thương mất mát làm cho họ ngày càng sậm màu, rồi trước khi tàn, đó là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời họ, cũng như đã trãi nhiều sự dày vò nhất của đời họ, và rồi... tàn.
Khi người và con lần lượt ra đi, người biết không ta như sắp chết, đau như ai khứa vào tim ta rồi xát muối lên đó, đau lắm, nhưng với thân phận địa vị này, ta phải không được khóc, người đã hứa không để cho ta lấy hương hoa dạ lý làm bạn, vậy mà, khi người ra đi, người lại nói với ta rằng " bên cửa sổ có cây dạ lý, mỗi khi hương hoa bay vào, là như ngươi đang có trẫm bên cạnh, trẫm yêu ngươi nồng nàng như hương dạ lý" lúc ấy ta xoa thái dương không phải để trấn an, mà là để cố kìm nén không khóc, nhưng rồi nước mắt cũng rơi. Mà thôi! Không gì phải buồn, ta sắp an nhàn rồi ! Ta đã trở thành  một thường dân của Nam Hoa Quốc ! Sắp được ở cạnh người và con rồi ! Xin cho ta được nói Thần yêu Hoàng Thượng ! Yên tâm, ta xuống đến nơi là ta sẽ thiến người ngay vì tội thất hứa với ta.

Cậu cười to rồi Tử Đăng tựa đầu vào bia mộ và dần thiếp đi giữa cái lạnh của tháng mười một và sự hiu quạnh không một bóng người với ánh đèn vàng le lói...

Hôm sau, khi đến quét dọn hoàng lăng, mọi người thấy một xác nam nhân, khoác phụng bào vàng với mái tóc bạc phết cột gọn gàng, xung quanh là xác hoa dạ lý đỏ rực...

----- KẾT THÚC -----

Vương PhiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ