2. Bắt rượu

548 6 1
                                    

Năm ấy, tôi về ăn tết quê nội ở Cát Động trong Hà Đông. Chưa đến hăm ba Tết ông Công đã qua lễ sắp ấn. Cánh đồng Thanh Oai phẳng lặng, xám ngắt phất phơ, khói từng cuộn suốt sang tận làng Mai. Chẳng biết khói đốt gốc rạ sưởi ấm hay khói hun chuột.

Tôi theo u tôi về nhà bác Cả tôi ngoài xóm Đồng. Nhà nhà quanh co, kề bên ruộng vào xóm. Không phải qua cửa đình đằng bờ đê sông Đáy, mà người ra vào xóm đi tắt ngoài cổng đồng lên. Có lẽ ngày xưa, đây cũng là ruộng, rồi có người ra làm trại ở, mới thành xóm, mà tên là xóm Đồng.

Đứng đây, trông thẳng lên đường cái tây. Vẫn còn nghe vòng bánh xe sắt lăn rào rạt trên mặt đường đá và tiếng lá cọ xột xoạt theo nhịp chân chạy của người kéo xe tay bánh sắt đội nón mê, khoác chiếc áo tơi lá như con cò lẻo khoẻo bị hai cái càng tay tre đóng gông ngang ngực.

Bên kia, nước đồng chiêm trắng bong xuống tận Chuôn Tre, đồng Vàng giáp vùng trũng Ứng Hòa, Phú Xuyên... Tiếng còi tàu hỏa tận cuối xa nghe như thuốn dài dưới làn nước lạnh tê.

Tới bờ ao đã nghe táo tác, nheo nhéo trong cổng ngăn tiếng trẻ con học bài. Những cậu học trò vừa học quốc ngữ, vừa học chữ ta, có cái đầu cạo trọc, đầu mới để sắp ăn tết, đuôi tóc hoa roi dài thòng lõng xuống giữa lưng.

Bác Cả tôi ngồi giữa đám trẻ con lau nhau nhấp nhô. Có đứa đương mài son, mài mực trong cái nghiên. Có đứa nằm chổng mông, viết phóng. Có đứa ê a... a... oa... i... oai... u... i... c... lét... uếch... uých... Cái roi mây của bác Cả dứ lên dứ xuống, lặng lẽ ghê rợn. Hai con mắt muốn bật con ngươi của mỗi cậu học trò liếc trộm cái roi.

Giữa lúc ấy, ngoài đầu đồng có tiếng nhốn nháo. Người trong xóm nghển mắt lên trên rào bờ duối trông ra. Rồi giật thót mình, ngơ ngác. Từ ngoài đường cái giữa đồng, đương lúp cúp chạy vào một đám người. Mũ trắng, quần áo vàng lốp. Lính đoan[1] trên tỉnh về. Gần đến đầu bờ ao, trông rõ ra người Tây đoan đi đầu, cao lênh khênh. Người Tây mặc áo vàng, quần vàng, tay cầm ngang cái thuốn sắt dài.

[1] Đoan (tiếng Pháp: douane), cơ quan thu thế, bắt thuế thời Pháp.

Đám người trong xóm luống cuống, sững sờ, không biết làm thế nào. Cho đến lúc chẳng biết ai trong bờ rào nào hét to tướng lên:

– Tây đoan về khám rượu!

Bây giờ dường như mới nhớ ra, sợ quá. Tất cả ù té chạy. Trong lúc, Tây và lính đoan đã ập đến nơi.

Đám học trò quanh bác Cả đương thi nhau học gào từng chữ, bỗng im bặt. Nhưng các cậu ấy hãi cái roi của bác tôi, vẫn không dám ngóc đầu trông ra.

Bác Cả đứng phắt dậy. Bác bước lại trước án thư. Bác nghiêng chiếc mâm bồng, lấy ra trong chân mâm một cái chai dài ngoẵng. Trong chai, đựng độ hơn cút rượu ngấn lên già lưng chai. Bác bỏ chai rượu lậu vào túi trong cái vạt áo năm thân ngay trước bụng. Rồi bác lại ngồi xuống chỗ cũ, chùm lên vai tấm chăn khố tải xùm xòe. Cầm chiếc roi mây – lại như lúc nãy, gõ đẹt đẹt xuống mặt chiếc phản mọt, nói dõng dạc:

– Đứa nào cứ yên chỗ ấy. Học đi!

Bọn lính đoan đã vào giữa sân. Người Tây đoan, tây lai, nói sõi như ta:

Tô Hoài: CHUYỆN CŨ HÀ NỘI (Tập 1)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ