Văn minh khái lược luận, Fukuzawa Yukichi

380 2 0
                                    

Văn minh khái lược luận, Fukuzawa YukichiRelax and Sharing Knowledge Bài viết về văn minh khái lược luận của anh Nguyễn Cảnh Bình- giám đốc Alphabook, mình là một người hay đọc bài viết của anh nên share lại tới mọi người những chia sẻ của một người yêu sách, ham sách, từng là ứng viên đại biểu quốc hộiVăn minh khái lược luận, Fukuzawa YukichiTôi rất sung sướng khi nhận được bản dịch đầy đủ cuốn "Văn minh khái lược luận" của Fukuzawa Yukichi. Vậy là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông sẽ sớm đến tay độc giả Việt Nam, có thể là vào đầu năm 2017..
Fukuzawa Yukichi viết nhiều sách, nhưng có 3 cuốn quan trọng nhất:
1/ Khuyến học, (Cuốn sách đã được Phạm Hữu Lợi dịch và xuất bản khá lâu, rất nổi tiếng ở Việt Nam). Cuốn sách này khuyến khích tinh thần tự học, tự chủ độc lập của người Nhật. Nhìn chung, sách dành cho đại chúng, mng đều nên đọc..
2/ Phúc ông Tự truyện (Phạm Thu Giang dịch, và cũng được xuất bản rất lâu rồi), kể về hành trình của ông từ một cậu bé samurai cấp thấp rồi học tiếng Hà Lan, tiếp xúc với văn minh phương Tây như thế nào và ông đã làm gì trong cuộc đời mình, những suy nghĩ và hành động trước các biến cố..
3/ Văn minh khái lược luận (sắp xuất bản), lại không hoàn toàn dành cho đại chúng, mà dành cho giới trí thức, học giả, nhà tư tưởng, người hành động, policy makers. Cuốn sách lý giải quá trình văn minh hóa của con người & của người Nhật và những gì người Nhật cần làm để trở thành một quốc gia văn minh..
Cuốn sách quá hay & quá nổi tiếng, sâu sắc, có ảnh hưởng lớn nên tôi không đủ khả năng giới thiệu mà dùng phần dịch của tqvn2004 bài viết của giáo sư Toshiko Nakamura, Hokkai-Gakuen University, Nhật Bản, để mng biết về tác phầm này.Văn minh khái lược luận, tờ tiền Fukuzawa YukichiBản gốc xem lại
Bản dịch xem tại
Bình.
---
Lịch sử của nền văn minh
Mặc dù Fukuzawa viết rất nhiều bài viết trong cuộc đời mình, nhưng cuốn sách quan trọng nhất trong đó chính là 'Văn minh luận chi khái lược' (An Outline of a Theory of Civilization). Năm 1874, ông quyết định dừng việc dịch sách phương Tây và tập trung nghiên cứu lý thuyết về văn minh. Ông đọc các cuốn sách của học giả phương Tây như Guizot, Buckle và J. S. Mill và viết một vài dàn bài và bản nháp. Ông thảo luận với bạn hữu và sinh viên về chúng trước khi xuất bản cuốn sách năm 1875. Như thế, chúng ta có thể thấy ông đã bỏ nhiều nỗ lực vào cuốn sách này.
Trong cuốn Khái lược này, ông viết về lịch sử của nền văn minh, nói về các bước mà xã hội loài người đã trải qua để phát triển. Ông chia lịch sử ra làm 3 giai đoạn: 'man rợ', 'bán văn minh' và 'văn minh'. Mỗi xã hội đều phải đi theo con đường này cho tới khi họ đạt tới giai đoạn cuối của văn minh. Chắc chắn là ông đã lĩnh hội tư tưởng này từ các cuốn sách phương Tây mà ông đã được đọc.
Thế Fukuzawa nghĩ những yếu tố nào thúc đẩy tiến trình phát triển văn minh diễn ra? Ông nghĩ rằng có hai yếu tố: Thứ nhất là sự tiến bộ của 'tri thức' (intellectual ability hay 'chi') và 'đạo đức' (virtue hay 'toku') của con người, tới mức mà anh ta có được vật chất đầy đủ trong cuộc sống và cóphẩm cách (dignity) như một con người. Thứ hai là sự tiến bộ trong các 'mối quan hệ xã hội loài người (human social relations hay 'jinnkan-kousai'). Hai yếu tố này phối hợp với nhau thúc đẩy xã hội tiến về trạng thái cuối cùng của văn minh. Tại sao lại như thế được?Ông giải thích như sau:
Trong giai đoạn 'man rợ', con người không có đủ 'tri thức' để hiểu các định luật của thiên nhiên. Và họ không biết cách đối phó với môi trường và kiểm soát nó. Khi họ gặp phải một tai ương tự nhiên hay một điều tốt nào đó, họ có xu hướng cho rằng nguyên nhân phía sau là do Thần (kami) Thiện hoặc Ác tạo ra. Cũng như thế với mối quan hệ xã hội của họ. Trong giai đoạn văn minh này, chắc chắn sẽ xảy ra sự cai trị mang tính đàn áp / đè nén trong xã hội. Nhưng vì con người không đủ 'tri thức' để hiểu lý do và nguồn gốc của sự cai trị mang tính đàn áp đó, do đó họ sẽ sợ hãi sự đàn áp và đè nén, coi chúng giống như những tai ương tự nhiên. Họ không có đủ 'tri thức' để hiểu và phản đối sự đè nén. Mọi thứ được quyết định bởi luật lệ do người cai trị đặt ra. Và người cai trị đặt ra luôn cả các giá trị đạo đức của xã hội. Mọi người buộc phải tuân theo các giá trị đạo đức mang tính ý thức hệ được đặt ra bởi người cai trị.
Tiến trình văn minh khởi động khi 'tri thức' của con người bắt đầu phát triển trước tiên. Lúc đó, con người sẽ 'nghi ngờ' tất cả mọi thứ xung quanh anh ta. Anh ta muốn biết lý do, hay nguyên nhân, gây ra các tai ương thiên nhiên, và tìm cách tránh chúng. Và như thế anh ta bắt đầu kiểm soát được tự nhiên với 'tri thức' của mình.MeasureMeasureĐăng kí tài khoản Evernote miễn phí để lưu và xem lại bài viết này trên thiết bị bất kỳ.

Khái lược văn minh luận - Fukuzawa Yukichi (giới thiệu)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ