Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về gia đình và lịch sử văn minh - Phần II(Tqvn2004 chuyển ngữ) Mặc dù Fukuzawa viết rất nhiều bài viết trong cuộc đời mình, nhưng cuốn sách quan trọng nhất trong đó chính là 'Văn minh luận chi khái lược' (An Outline of a Theory of Civilization).
2. Tư tưởng Fukuzawa về văn minh
Lịch sử của nền văn minh
Mặc dù Fukuzawa viết rất nhiều bài viết trong cuộc đời mình, nhưng cuốn sách quan trọng nhất trong đó chính là 'Văn minh luận chi khái lược' (An Outline of a Theory of Civilization). Năm 1874, ông quyết định dừng việc dịch sách phương Tây và tập trung nghiên cứu lý thuyết về văn minh. Ông đọc các cuốn sách của học giả phương Tây như Guizot, Buckle và J. S. Mill và viết một vài dàn bài và bản nháp. Ông thảo luận với bạn hữu và sinh viên về chúng trước khi xuất bản cuốn sách năm 1875. Như thế, chúng ta có thể thấy ông đã bỏ nhiều nỗ lực vào cuốn sách này.
Trong cuốn Khái lược này, ông viết về lịch sử của nền văn minh, nói về các bước mà xã hội loài người đã trải qua để phát triển. Ông chia lịch sử ra làm 3 giai đoạn: 'man rợ', 'bán văn minh' và 'văn minh'. Mỗi xã hội đều phải đi theo con đường này cho tới khi họ đạt tới giai đoạn cuối của văn minh. Chắc chắn là ông đã lĩnh hội tư tưởng này từ các cuốn sách phương Tây mà ông đã được đọc.
Thế Fukuzawa nghĩ những yếu tố nào thúc đẩy tiến trình phát triển văn minh diễn ra? Ông nghĩ rằng có hai yếu tố: Thứ nhất là sự tiến bộ của 'tri thức' (intellectual ability hay 'chi') và 'đạo đức' (virtue hay 'toku') của con người, tới mức mà anh ta có được vật chất đầy đủ trong cuộc sốngphẩm cách (dignity) như một con người. Thứ hai là sự tiến bộ trong các 'mối quan hệ xã hội loài người (human social relations hay 'jinnkan-kousai'). Hai yếu tố này phối hợp với nhau thúc đẩy xã hội tiến về trạng thái cuối cùng của văn minh. Tại sao lại như thế được? Ông giải thích như sau:
Trong giai đoạn 'man rợ', con người không có đủ 'tri thức' để hiểu các định luật của thiên nhiên. Và họ không biết cách đối phó với môi trường và kiểm soát nó. Khi họ gặp phải một tai ương tự nhiên hay một điều tốt nào đó, họ có xu hướng cho rằng nguyên nhân phía sau là do Thần (kami) Thiện hoặc Ác tạo ra. Cũng như thế với mối quan hệ xã hội của họ. Trong giai đoạn văn minh này, chắc chắn sẽ xảy ra sự cai trị mang tính đàn áp / đè nén trong xã hội. Nhưng vì con người không đủ 'tri thức' để hiểu lý do và nguồn gốc của sự cai trị mang tính đàn áp đó, do đó họ sẽ sợ hãi sự đàn áp và đè nén, coi chúng giống như những tai ương tự nhiên. Họ không có đủ 'tri thức' để hiểu và phản đối sự đè nén. Mọi thứ được quyết định bởi luật lệ do người cai trị đặt ra. Và người cai trị đặt ra luôn cả các giá trị đạo đức của xã hội. Mọi người buộc phải tuân theo các giá trị đạo đức mang tính ý thức hệ được đặt ra bởi người cai trị.
Tiến trình văn minh khởi động khi 'tri thức' của con người bắt đầu phát triển trước tiên. Lúc đó, con người sẽ 'nghi ngờ' tất cả mọi thứ xung quanh anh ta. Anh ta muốn biết lý do, hay nguyên nhân, gây ra các tai ương thiên nhiên, và tìm cách tránh chúng. Và như thế anh ta bắt đầu kiểm soát được tự nhiên với 'tri thức' của mình.
Tiếp theo là gì? Anh ta sẽ bắt đầu nghi ngờ và suy nghĩ về tình hình của chính bản thân mình. Anh ta nghi ngờ những lời giảng dạy của ý thức hệ Khổng Giáo, và vào các câu chuyện về lòng trung thành của Samurai - những thứ đã từng định hướng cho anh ta phải hành xử ra sao. Anh ta bắt đầu suy nghĩ bằng trí óc riêng của mình, rằng mình cần phải trở thành con người ra sao. Và như thế, anh ta 'đã dành được tự do suy nghĩ [hay tự do tinh thần], vậy tại sao không tìm cách dành tự do thân thể'? Nói cách khác, anh ta đã kiểm soát được bản thân mình, và trở nên độc lập. Anh ta TỰ quyết định rằng mình muốn trở thành loại người gì, và mình cần phải làm gì, và làm như thế nào. Các giá trị đạo đức giờ đây được quyết định bởi chính cá nhân, từ trong suy nghĩ của anh ta, chứ không phải bởi mệnh lệnh của người cai trị bên ngoài anh ta. Fukuzawa nghĩ rằng nếu con người dành được quyền tự quyết, và có các giá trị đạo đức riêng của mình, thì con người đó được gọi là 'hiểu đức' (virtuous). Fukuzawa gọi hệ thống giá trị đạo đức do con người tự quyết định đó là 'đạo đức tư' (private virtue), bởi nó liên quan tới chính cá nhân con người đó. Ông nghĩ rằng việc phát triển 'đạo đức tư' là điều quan trọng, bởi khi con người độc lập, anh ta không được dựa vào bất cứ ai, ngoài chính bản thân anh ta, đặc biệt trong việc quyết định xem anh ta nên là con người như thế nào.
BẠN ĐANG ĐỌC
Khái lược văn minh luận - Fukuzawa Yukichi (giới thiệu)
RandomKhái lược văn minh luận - Fukuzawa Yukichi (giới thiệu) Trong thế kỷ 19, từ một quốc gia lạc hậu, Nhật Bản đã chuyển mình vươn lên thành một quốc gia hiện đại nhờ cuộc Canh Tân Minh Trị Nhật Bản. Nhà tư tưởng chính trong công cuộc canh tân này là Fu...