Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về gia đình và lịch sử văn minh - Phần III(Tqvn2004 chuyển ngữ) Fukuzawa nghĩ rằng sao chép cái vỏ ngoài của văn minh phương Tây là điều tương đối dễ dàng. Nhưng ông hiểu rằng bản chất của văn minh phương Tây là sự độc lập trong tâm hồn của người dân, điều mà ông cho rằng người phương Tây đã có, và khó tạo ra ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn có cách để làm được.
3. Quan hệ gia đình trong lịch sử văn minh
Quan hệ nam - nữ
Trong những giải thích tư tưởng Fukuzawa về lịch sử văn minh, tôi đã chỉ ra rằng, ông đề cập tới tất cả các mối quan hệ xã hội, bao gồm cả quan hệ gia đình, bằng từ 'công'; và chỉ dùng 'tư' để chỉ chính bản thân con người. Đồng thời, lập luận của ông về quan hệ xã hội bắt đầu từ quan hệ gia đình. Một lần nữa, ông mô tả 'thế giới hòa bình và văn minh' như một gia đình. Như vậy, 'gia đình' là mối quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng trong xã hội theo tư tưởng của Fukuzawa. Đây là đặc trưng của tư tưởng Fukuzawa, và nó khác biệt rất xa so với lý thuyết xã hội của phương Tây.
Trong tư tưởng Fukuzawa về xã hội, gia đình là quả cầu đầu tiên bị ảnh hưởng bởi sự tiến bộ trong các mối quan hệ xã hội trong lịch sử văn minh. Ông nghĩ rằng mối quan hệ giữa nam và nữ là cơ bản và quan trọng nhất bởi vì tất cả các mối quan hệ đạo đức giữa người và người bắt đầu từ đây. Ông giải thích mối quan hệ nam - nữ cũng sẽ thay đổi theo sự phát triển của văn minh, nghĩa là thay đổi theo sự phát triển 'tri thức' và 'hiểu đức' của con người.
Tại thời kỳ 'man rợ', khi mà đàn ông (và đương nhiên cả đàn bà) không có 'tri thức' và 'hiểu đức', nam và nữ luôn quan hệ theo bản năng tự nhiên. Fukuzawa lập luận rằng cảm giác 'tình yêu' tại thời điểm này chỉ là nhu cầu tình dục bản năng như ở động vật. Họ cảm nhận tình yêu bởi vì cơ thể của họ khác biệt. Do đó, mối quan hệ của họ chủ yếu mang tính cơ thể. Ông gọi đó là 'quan hệ liên lạc bằng cơ thể' (physically communicated relation - 'niku-kou').
Khi lịch sử tiến lên, con người tiếp thu 'tri thức' và 'hiểu đức', và trở thành độc lập. Fukuzawa nghĩ rằng đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển này, xét theo mối quan hệ xã hội, là khả năng sử dụng ngôn ngữ dựa vào lý trí. Và như thế, sự phát triển của 'tri thức' là chìa khóa quyết định dẫn tới việc tình hình thay đổi. Đàn ông và đàn bà liên lạc với nhau bằng ngôn ngữ, không phải bằng các hành vi cơ thể trực tiếp. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ, họ tiến tới hiểu nhau hơn, cảm nhận được tâm hồn của người kia. Do đó, Fukuzawa gọi loại quan hệ này là 'quan hệ liên lạc bằng tâm hồn' (relation communicated by feeling - 'jou-kou').
Và như thế, họ yêu nhau bằng trái tim. Cảm nhận được tâm hồn của nhau là điều quan trọng, bởi lẽ nó có nghĩa là hai bên hiểu phía trong [nội tâm] của nhau. Như tôi đã đề cập trong phần sự độc lập của con người, Fukuzawa nghĩ rằng mối quan hệ của con người với bên ngoài phải tới từ bên trong, chứ không phải bị ép buộc từ bên ngoài. Do vậy mối quan hệ lý tưởng giữa người và người phải bắt nguồn từ trái tim tới trái tim.
Một khi người ta đã có thể hiểu nhau, thì người đàn ông sẽ bắt đầu nghĩ về người đàn bà như 'linh ư vạn vật' (tinh khôn hơn vạn vật), giống anh ta (và ngược lại). Anh ta hiểu rằng cô ta cũng độc lập giống như mình. Và cách để tỏ 'tình yêu' là 'tôn trọng' cô ta và đối xử nhẹ nhàng và tử tế với cô ta (tương tự, phụ nữ cũng sẽ tôn trọng người yêu của mình). Khi đó, hành vi của họ trở nên đạo đức và họ cuối cùng đã có 'tình yêu và sự tôn trọng' (kei-ai) song phương.
BẠN ĐANG ĐỌC
Khái lược văn minh luận - Fukuzawa Yukichi (giới thiệu)
De TodoKhái lược văn minh luận - Fukuzawa Yukichi (giới thiệu) Trong thế kỷ 19, từ một quốc gia lạc hậu, Nhật Bản đã chuyển mình vươn lên thành một quốc gia hiện đại nhờ cuộc Canh Tân Minh Trị Nhật Bản. Nhà tư tưởng chính trong công cuộc canh tân này là Fu...