64. Bạn có nhớ những kỷ niệm thời thơ ấu không?

32 1 0
                                    


1. Còn ai nhớ những màn tắm mưa tạt nước hay thả thuyền giấy khi mưa ngập đường không?

2. Hồi nhỏ cứ tưởng là mấy người trong TV có thể nhìn thấy mình, cho nên em suốt ngày cứ vẫy tay khí thế với mấy anh đẹp trai trong ấy!

3. Hồi đó, cô em bảo em viết bài tập làm văn chủ đề về "Ông của em". Em liền tìm trong sách văn mẫu, thấy có đề "Chị của em", thế là em bèn đổi tất cả chữ "chị" trong đó thành "ông". Thế là cái bài em nó thành như này: "Em có một ông nội rất dễ thương, cả ngày đều mặc váy hoa nho nhỏ, trên đầu có hai bím tóc, vô cùng xinh đẹp". Ngày hôm sau, cô đã đọc bài văn tuyệt tác của em trước lớp và trước mặt lũ bạn. Mọi người có thể tưởng tượng được cái tình cảnh lúc ấy không???

4. Hồi bé nghe mẹ bảo nuốt phải sing gum là sẽ chết, nên có lần em vừa ăn vừa chơi giỡn đã lỡ nuốt phải sing gum, liền sợ hãi tìm một góc lủi vào đó chờ chết.

5. Lúc nhỏ em xem phim Tây du kí, coi đến đoạn Hồng Hài Nhi phun lửa trúng Tôn Ngộ Không, em nhìn thấy người Tôn Ngộ Không đang bốc cháy dữ dội thì cuống cả lên, chạy ào vào nhà tắm cầm lấy xô nước rồi tạt thẳng vào màn hình để ứng cứu. Sau đó màn hình TV tối thui. Còn em thì bị mẹ đánh cho một trận nhớ đời.

6. Có lần đi học quên mang theo cặp sách, đi đường cứ cảm giác thật vui vẻ khoan khoái nhẹ nhõm một cách lạ lùng! Đến trường rồi bạn hỏi cặp đâu, em mới nhớ ra!

7. Hồi đó thầy bảo tóc mái không được dài qua khỏi chân mày, thế là ngày hôm sau em cạo chân mày luôn!

8. Lớp em khi đó có một tên nhan sắc xấu đau đớn, xấu ma chê quỷ hờn. Lúc đi học em thường liếc nó, vừa liếc vừa nghĩ: "Sao trên đời này lại có một người xấu đến vậy nhỉ?". Nào ngờ đâu, nó đi khắp nơi nói rằng em thích nó, "thường xuyên ngắm nhìn nó" mới kinh chứ ạ!

9. Hồi đó em có nuôi một con rùa được chừng nửa năm, đến mùa đông em sợ nó lạnh, thế là em thay nước nóng cho nó. Ai dè đâu nó bị luộc chết luôn.

10. Khi em còn nhỏ, em thường chơi chung với mấy đứa hàng xóm. Mà khi ấy toàn là con trai thôi, chỉ có một mình em là con gái. Có lần vì trời nóng quá, bọn con trai đều cởi áo, mà em khi đó lại không biết gì, cũng cởi áo rồi hồn nhiên chạy ra ngoài chơi. Bây giờ nghĩ lại thật cũng không quên được ánh mắt lạ lùng của bọn nó khi nhìn em!

11. Thuở bé còn chưa hiểu chuyện, cứ tưởng Tiết thanh minh và Trung thu đều là lễ lạt giống nhau, bèn mua bó hoa cho mẹ, và còn tập một màn nhảy múa ca hát, rồi dán tờ giấy: "Chúc bố mẹ tiết thanh minh vui vẻ" ở trước cửa nữa chứ!

12. Em khi ấy toàn nghĩ sao ngày mình sinh ra và ngày sinh nhật của mình đều là cùng một ngày cả, trùng hợp dã man.

13. Lúc bé em rất là dễ quên. Có lần nghịch ngợm bị mẹ đánh, em bèn khóc bù lu bu loa rồi chạy khắp nhà tìm bố để mách "tội trạng" của mẹ. Chạy hết một vòng nhìn thấy mẹ đang đứng phía trước mình, thế là em chạy đến ôm mẹ mà khóc thét: "Mẹ, bố đánh con!". Đã bảo em hay quên rồi mà...

14. Hình như tầm 8 tuổi gì đó thì phải, em lấy cái miếng băng vệ sinh của bà cô dán lên trước trán, giả làm cương thi. Khi đó mọi người đều đang ngồi bàn chuyện ở phòng khách, còn em thì nhảy cà tưng ra ngoài đó. Đến giờ vẫn không quên được ánh mắt của mọi người nhìn em lúc đó!

15. Hồi bé mẹ bảo giúp tôi bảo quản tiền lì xì, tôi liền khoái chí đồng ý ngay! Và thế là tôi đã bước đi trên con đường không có lối về như vậy đó!

16. Nằm mơ thấy mình đã tìm được WC, thức dậy mới thấy giường chiếu lênh láng một mùi khai đặc trưng. Nói thật đi, tôi chắc chắn chẳng phải là người duy nhất đâu nhỉ?

17. Hồi học tiểu học em có nét đẹp khả ái ngây ngất lòng người nên mấy đứa con trai đều thích hôn em, mãi đến tận hôm tốt nghiệp em vẫn không nói cho bọn nó biết thực ra em là con trai. Này cũng chỉ vì sự hi sinh cao cả, giữ cho kỉ niệm ấu thơ của họ được trọn vẹn ấy mà!

18. Từ từ đóng cửa tủ lạnh để xem đèn trong đấy khi nào thì tắt.

19. Em lúc nhỏ bị người lớn lừa gạt, bảo là ngoáy mũi quá 3 lần sẽ bị chảy máu mà chết. Hại em ngoáy đến lần thứ 3 thì đấu tranh tư tưởng dữ dội xem có nên ngoáy hay không. Sau hồi sợ hãi thật lâu, cuối cùng vẫn ngoáy, còn viết sẵn cả di chúc nữa cơ.

20. Hồi nhỏ em rất mê phim cổ trang, toàn lấy đũa quấn tóc, quấn chăn vờ làm áo choàng, bảo em gái làm nha hoàn. Tôi tin rằng không phải chỉ một mình mình như thế!

21. Khi còn nhỏ em không biết "kĩ nữ" nghĩa là gì, bèn hỏi một bạn nữ mà mình chơi cũng khá thân. Lúc đó cả hai đều mới 4 tuổi rưỡi thôi. Cô nàng nói với em là những người phụ nữ ưu tú có vóc dáng đẹp và tinh thông cầm kỳ thi họa. Thế là gặp ai em cũng nói mình muốn làm "kĩ nữ" cả. Sau đó bị mẹ cho ăn no đòn luôn.

22. Còn nhớ lúc bé hay dùng bút lông vẽ đồng hồ lên tay. Cây kim đồng hồ khi ấy toàn bất động, chẳng bao giờ chạy nhưng tôi cảm giác như khoảng thời gian tươi đẹp nhất của mình thì đã chạy đi rất xa rồi.  

23.Nhớ trung thu năm đó, cả xóm rất đông con nít, kiếm lon sữa, lon bia, giấy cứng làm lồng đèn. Kéo nhau ra phường chờ phát bánh trung thu và chơi trò chơi, không có smartphone, không có tablet,... chỉ những trò chơi và nụ cười. Khi ấy, tivi là thứ xa xỉ phẩm nhất để xem mọi thứ bên ngoài.

24. Nhớ hồi xưa mẹ nói con cóc là cậu ông trời, to lắm.

Mà bữa em với bé hàng xóm vô tình lỡ chân đạp bẹp dí ẻm cóc. Sợ quá giấu mẹ, hai đứa khóc bù lu bù loa lên. Sau một hồi tính kế, cuối cùng hai đứa quyết định em ăn trộm gạo ở nhà, em hàng xóm trộm hương. Hai đứa dắt nhau lên nghĩa địa chôn ẻm cóc, còn xé vở làm bia ghi ngày tháng năm. Huhuhu. Vừa đi vừa khóc, lên tới nơi còn nhớ ẻm cóc khô như mực năm nắm =)))))
Xót lắm mà cũng chôn ẻm đàng hoàng =)))))).
Bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy buồn cười. Tiếc là kỉ niệm còn đó, mà người thì đâu mất rồi.  

25. Trở về những ngày đó:

- Chúng tôi chơi ở ngoài chứ không online;

- Bố mẹ gọi tên của chúng tôi chứ không gọi điện thoại;

- Chúng tôi lưu ảnh bằng cách rửa rồi cất vào album chứ không để trong thẻ nhớ;

- Chúng tôi tặng bánh xà phòng, vở tập và bút cho nhau vào ngày sinh nhật;

- Bánh ngọt và sữa khá xa xỉ;

- Đợi hương cháy hết để mẹ bê mâm cúng có gà luộc xuống quả thực rất lâu;

- Và nếu không ăn thức ăn mẹ nấu, bạn sẽ phải nhịn luôn.

Đúng vậy, chúng tôi biết mình đã già rồi..

Lẩu thập cẩmWhere stories live. Discover now