Đề 3: Nhân vật A Phủ.

222 1 0
                                    

Đề 3:Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật A Phủ trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Gợi ý

Ý1 Cuộc đời, số phận bất hạnh:

- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bị người làng bắt đem bán đổi lấy thóc, bỏ trốn, lớn lên đi làm thuê nhà này sang nhà khác.

- Không lấy nổi vợ vì không cha mẹ, ruộng đất, tiền bạc.

- Đánh A Sử, con quan, bị bắt ở đợ trừ nợ, làm mất bò, bị trói đứng.

Ý2:Tính cách của A Phủ

- Gan góc, táo bạo: bỏ trốn lên núi cao khi bị bắt đem bán; dám đánh con quan dù biết bị phạt vạ rất nặng; khi bị đánh chỉ "im như tượng đá".

- Có sức sống mãnh liệt:

+ Ngày Tết vẫn đi chơi dù không có quần áo đẹp.

+ Giỏi lao động, thạo công việc, có sức khoẻ và cần cù chịu khó "biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, cày giỏi và săn bò tót rất bạo", "chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê".

+ Khi được Mị cởi trói, A Phủ khuỵu xuống vì bị trói đứng nhiều ngày đêm liền, nhưng vẫn "quật sức vùng lên chạy" thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra.Tóm lại, A Phủ là thanh niên đẹp của núi rừng, điều đáng quý nhất của A Phủ là yêu chính nghĩa, dũng cảm, tự tin ở tuổi trẻ mà cuộc sống nô lệ không thể huỷ diệt được. Chính sức sống ấy sau này đã đưa A Phủ đến với cách mạng, trở thành tiểu đội trưởng đội du kích Phiềng Sa.

Ý3: Đánh giá:

- Hình tượng A Phủ tiêu biểu cho số phận, tính cách của người dân miền núi giai đoạn này.

- Nghệ thuật: trần thuật tự nhiên, sinh động, xây dựng tình huống đặc sắc (cảnh A Phủ chịu phạt vạ, bị trói đứng), khắc hoạ nhân vật sinh động chân thật.

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

1. Mở bài: Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

"Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn được rút ra từ tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài viết vào năm 1953 ngay sau chuyến thâm nhập thực tế của tác giả. Truyện đã được tặng giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Đấy là truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung, tác phẩm là một bức tranh chân thực về cuộc sống và thân phận khổ đau của những người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, đồng thời là bài ca về phẩm chất, sức sống, khát vọng tự do của con người lao động miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và sự đổi đời của họ. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong hai nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong truyện ngắn này.

2. Thân bài: Phân tích nhân vật A Phủ cần có những ý chính sau.

Nửa đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về quãng đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Ở phần này, A Phủ là nhân vật phụ, nhưng có tác dụng làm nổi bật hình tượng nhân vật chính là Mị và khắc họa rõ hơn chủ đề tác phẩm. A Phủ là nhân vật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩm.

Văn học 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ