Đề bài: Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vô cùng đặc sắc của nhà văn Tô Hoài bởi giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Anh chị hãy viết bài văn để thấy điều đó.
Bài viết
"Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề tiếng hát
Tâm hồn ta Tây Bắc chứ còn đâu"
( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Tây Bắc là địa điểm được nhắc rất nhiều trong thơ ca về cách mạng tháng Tám. Đã có rất nhiều nhà văn nhà thơ đã đi theo kháng chiến đứng dưới lá cờ của cách mạng tích cực sáng tác phục vụ kháng chiến. Cũng giống như Chế Lan Viên có Tô Hoài. Tô Hoài là một trong những nhà văn hiện thực sớm đi đến cuộc sống của nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã cùng bộ đội tham gia chiến dịch Tây BẮc giải phóng đồng bào các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn. Kết quả của chuyến đi ấy tâp truyện ngắn "Truyện Tây Bắc" đã ra đời (1952). Trong đó truyện ngắn "vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn suất sắc nhất.
Truyện ngắn "vợ chồng A Phủ" gồm hai phần chính đó là cuộc sống của Mị và A Phủ khi sống ở Hồng Ngài; cuộc sống của Mị và A Phủ khi đến Phiềng Sa. Truyện ngắn là bức tranh hiện thực về cuộc sống tủi nhục của người dân nghèo miền núi đồng thời là bài ca về sự sống và khát vọng tự do, hạnh phúc. Viết truyện ngắn này, Tô Hoài kể về cuộc đời đầy đau khổ gian truân của đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Họ vốn là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Mị là dâu gạt nợ của nhà thống lý vì món nợ truyền kiếp. Còn A Phủ thì vì tội dám đánh con quan nên phải làm đầy tớ không công cho nhà thống lý. Trong cảnh tối tăm và cùng cực ấy hai con người,hai trái tim đồng cảm đã gặp gỡ nhau, giúp nhau thoát khỏi nhà thống lý để đến Phiềng Sa. Tại đây, họ đã trở thành vợ chồng cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. Được cán bộ cách mạng giác ngộ, họ trở thành đội viên du kích, đấu tranh chống giặc để bảo vệ bản mường.
Nổi bật trong truyện ngắn này là giá trị hiện thực và nhân đạo. Tô Hoài đã từng viết "câu truyện xây dựng bằng những điều mắt thấy tai nghe và cảm nghĩ về những con người, sự việc trong cuộcđấu tranh giải phóng que hương của cá dân tộc thiểu số ở vùng biên giới phía Bắc" Đọc những dòng tâm sự này của nhà văn cũng đủ hiểu hết những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm mà ông muốn xây dựng và gửi gắm đến mọi người.
Giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trước hết ở việc trình bày một cách chân thực cuộc sống đau thương đầy tăm tối của những người dân miền núi dưới ách phong kiến nặng nề và sự bóc lột của giai cấp thống trị. Giá trị hiện thực ấy gắn liền với sự tố cáo, vạch trần tội ác của bọn phong kiến chúa đất vùng cao mà đằng sau là thực dân Pháp. Mị là tượng trung cho cái đẹp bị vùi dập, nỗi khổ cực của người phụ nữ vùng cao. Cô gái trẻ trung, xinh như hoa của núi rừng đã bị A Sử cướp về làm dâu gạt nợ. Danh nghĩa là dâu mà không khác gì đầy tớ không công cho nhà thống lý. Cuộc sống của Mị từ đó trở nên âm u, không hiện tại, không quá khứ, không tương lai. Mị "suốt ngày lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa". Mị chỉ biết làm việc như một cái máy "con trâu con ngựa làm việc đêm có lúc được gãi chân nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này vùi đầu vào làm việc cả ngày lẫn đêm". Căn phòng Mị ở chẳng khác nào ngục tù. Cả căn phòng chỉ có một cái lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra luacs nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Khi mùa xuân đến, chẳng những Mị không được đi chơi mà còn bị trói đứng trong căn buồng tối. Có thể nói những ngày mà Mị sống tại nhà thống lý là chuỗi ngày tủi nhục. Danh nghĩa là dâu nhưng thực chất là đầy tớ không công. Đau khổ cực nhục đã cướp đi tuổi thanh xuân của Mị. Từ một cô gái xinh đẹp giỏi giang, Mị đã bị biến thành một kẻ nhẫn nhục trói chịu. Cô gái Mèo xinh đẹp hồn nhiên thuở nào giờ trỏ thành một người đàn bà "lúc nào cũng vậy, mặt cúi buồn rười rượi". Cung chung nghịch cảnh với cô là A Phủ. Anh là con người tượng trưng cho sức sống, sức lao động, lòng khao khát tự do kìm hãm. A Phủ vốn là một chàng trai khỏe mạnh, ngang tàn phóng túng, làm nương giỏi, săn bắn thú tài, thích những công việc nặng nhọc và mạo hiểm. Đáng ra một con người như thế phải được tự do giữa núi rừng để phát huy sức mạnh của mình. Nhưng hạnh phúc không đến với chàng trai nghèo khổ ấy. Vì dám đánh lại con quan, A Phủ bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn với cuộc sử kiện là lùng chưa từng thấy "hút rồi lại chửi, càng hút càng chửi". Không có tiền phạt vạ, A Phủ phải làm nô lệ cho nhà thống lí. A phủ làm việc cật lực cho nhà thống lý, một mình chăn dắt bầy bò mấy chục con. chẳng may năm đói, hổ ăn mất nửa con bò, anh bị người nhà thống lý trói vào cột chờ chết.
BẠN ĐANG ĐỌC
Văn học 12
PoesíaCái này là mình tổng hợp trên mạng kiến thức về một số bài văn học 12 để tiện ôn thi. Không phải của mình nên không có bản quyền.