Bộ Bộ Sinh Liên 5

1.1K 2 0
                                    

Chương 201: Phó Hội (Đến Tham Dự)

"Đại nhân tới. Những cái linh kiện này đều là dùng cho chiếc cung mà ta đang nghiên cứu"... Tới tận lúc Dương Hạo lên tiếng, Lý Hưng đang rất tập trung mới phát hiện ra bọn họ đang vào, liền vội vàng cầm một chiếc cung đã hoàn thành một nửa dâng lên.

"Cung làm đến đâu rồi?".

"Còn cần hai ngày nữa mới hoàn thành" Lý Hưng nói, cầm chiếc cung đã hoàn thành một nửa đặt lên trên án, cầm lên vài cái linh kiện nhỏ có tròn có vuông có dài có ngắn thoăn thoắt đặt lên trên để ngắm thử, được một lúc hắn gỡ lấy một linh kiện nhỏ có hình răng cưa ròng rọc, đổi bằng một miếng sắt khác, chỉ ra vài chỗ cần mài giũa thêm rồi hắn lập tức mang trở về gia công.

Thực ra cây cung mà Lý Hưng vẫn nói đến chính là Thần Tí cung sau này, chiếc cung này có thể nói là một tác phẩm đỉnh cao của vũ khí viễn chiến trong các loại vũ khí đơn binh thời vũ khí lạnh. Bởi vì vật này đến hậu thế đã sớm bị thất truyền, nên đã có rất nhiều người nghi ngờ rằng nó chỉ là một loại nỏ tiễn, nếu không thật khó tưởng tượng sẽ có một vũ khí nào có uy lực lớn đến vậy. Mà lúc này Dương Hạo lại được nhìn thấy, dù rằng chiếc cung lắp thêm rất nhiều linh kiện hỗ trợ, so với những cây cung bình thường coi như một loại vũ khí vô cùng tinh tế, nhưng nó không nghi ngờ gì vẫn chỉ là một cây cung, mà không phải nỏ.

Những linh kiện tinh xảo do Lý Hưng tạo ra đã đảm bảo cho lực căng cung ban đầu, quá trình bắn của tầm bắn, nhưng nó vừa không giống chiếc nỏ bàn thô kệch, cũng không chậm chạp như nỏ cầm tay, hơn nữa với sự hỗ trợ của các linh kiện, thậm chí còn khiến tốc độ bắn tên của nó nhanh hơn các loại cung khác, chỉ là trong quá trình bảo dưỡng so với cung bình thường yêu cầu cao hơn.

Thực tế cho dù triều đình nhà Tống đối với loại vũ khí kỹ thuật quân sự cao minh này bảo mật nghiêm ngặt, nhưng loại kỹ thuật này vẫn bị lộ ra ngoài, cho đến sau này trong sách "Vĩnh Nhạc đại điển" còn chi tiết ghi chép lại các kỹ thuật chế tạo các linh kiện của nó. Học giả Kỷ Hiểu Giải của đời nhà Thanh đã từng chính mắt nhìn thấy những bức tranh này, và còn muốn dựa vào đó chế tạo lại khôi phục Thần Tí cung. Nhưng đáng tiếc những bức tranh trong "Vĩnh Nhạc đại điển" chỉ là các tranh vẽ bộ phận đơn lẻ của Thần Tí cung, không có tranh tổ hợp lại, dựa vào sự thông minh của học sĩ Kỷ cũng chẳng thể hiểu được các bộ phận rời rạc này của Thần Tí cung làm thế nào lắp ráp với nhau.

Sau đó trong biến cố "tứ tạc đồ thư", thực tế chính là một cuộc thanh trừ càn quét lớn đầu tiên được tiến hành với các tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử, biên soạn sưu tầm tài liệu trong hơn chục năm của tứ khố, triều đình đại Thanh đem tất cả nhưng thứ họ không muốn xem hoặc không cần xem thiêu hủy thành tro. Ngoài một số ít các tư liệu nhà nông, y học và thiên văn, các phương pháp tính toán có tính khoa học, được sửa đổi và ghép vào thành một bộ sách, rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng kỹ thuật khoa học cùng một vài tiểu thuyết, kịch vui của tiền triều đều bị tiêu hủy. Các sách bị đốt tổng cộng hơn ba nghìn một trăm loại, hơn mười lăm vạn bộ, quả thực là một đại nạn trong lịch sử, kết quả đến những bức tranh về các bộ phận của Thần Tí cung cũng hoàn toàn biến mất, người đời sau chỉ đành đoán già đoán non.

[Dịch Full] Bộ Bộ Sinh Liên Trọn BộNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ