khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng cách mạng.Rừng xà nu

148 0 0
                                    

Đề : Trong văn học Việt Nam thời kì chống Mỹ cứu nước, khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn. Anh/chị hãy làm rõ điều này qua "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành
                                           GỢI Ý
1. Lưu ý về hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1975 :
- Khuynh hướng sử thi : Tố Hữu từng nói "cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học". Trước thử thách sống còn của dân tộc, văn học không thể nào dửng dưng đứng ngoài. Văn học thời bấy giờ trở thành tiếng nói chung cho cả cộng đồng trước những vấn đề lớn lao của dân tộc : tổ quốc còn hay mất, đất nước tự do hay nô lệ, ngục tù. Đây là thời kì văn học của những sự kiện lịch sử, cuả số phận toàn dân , của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân vật trung tâm phải là những con người gắn bó với cách mạng, với kháng chiến và kết tinh  những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Người cầm bút nhân danh cộng mà ngưỡng mộ, ngợi ca.
- Cảm hứng lãng mạn : con người dù khó khăn, gian khổ vẫn luôn một lòng vì lý tưởng, hướng về tương lai. Trong chiến đấu luôn nghĩ đến ngày chiến thắng, trong khó khăn luôn nghĩ đến độc lập. tự do. Hướng vận động của cốt truyện và nhân vật hầu như vận chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại nhọc nhằn đến tương lai đầy hứa hẹn. Đây chính là tinh thần lạc quan của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiếng trường kì gian khổ.
2. Vì sao trong giai đoạn này, khuynh hướng sử thi lại hòa quyện cùng cảm hứng lãng mạn ?  Đây là những năm của cuộc chiến ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vì thế vấn đề được đặt lên hàng đầu là sự sống còn, phồn vinh của dân tộc. Trong giai đoạn ấy, mọi phương diện khác của đời sống đều phải dẹp đi, gác lại một bên để nhường chỗ cho lí tưởng, thậm chí dám hi sinh mạng sống của mình. Vì vậy, cảm hứng lãng mạn phù hợp xu thế và yêu cầu của thời đại với sự ý thức cách mạng của quần chúng nhân dân.
3. Chứng minh qua truyện ngắn "Rừng xà nu" :
- Đề tài : số phận và con đường giải phóng cách mạng của dân làng Xô Man, tiêu biểu cho con đường giải phóng của nhân dân miền Nam., của cả dân tộc. Tác phảm chủ yếu hướng về cộng đồng, về đất nước.
- Chủ đề : chân lí về con đường cách mạng của quần chúng nhân dân, được phát ngôn qua lời cụ Mết "chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo".
- Hệ thống nhân vật sắp đặt nối tiếp nhau : "Lớp cha trước, lớp con sau-Đã thành đồng chí chung câu quân hành" : cụ Mết, Tnú, Mai, bé Heng.
- Hình tượng rừng xà nu đậm ý nghĩa biểu tượng tạo nên chất sử thi lãng mạn ( đoạn tả rừng xà nu ưỡn ngực che chở buôn làng )
- Nghệ thuật trần thuật, miêu tả, đặc biệt khi kể câu chuyện bi tráng của Tnú và Mai đậm chất sử thi và thích hợp với nội dung, không gian Tây Nguyên, từ đó đề cao vẻ đẹp và sức mạnh của con người, thiên nhiên, được đặt trong sự đối lập gay gắt với kẻ thù man rợ phi nhân tính.

Nhận Xét Các Tác Phẩm Trong Ngữ Văn 12 (Dùng Để Viết Văn)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ