Nỗi nhớ trong thơ Quang Dũng, Tố Hữu và Xuân Quỳnh

258 1 0
                                    

Nỗi nhớ trong thơ Quang Dũng, Tố Hữu và Xuân Quỳnh

Ta bắt gặp một nỗi nhớ  “bổi hổi bồi hồi” trong ca dao xưa, một nỗi nhớ “chín nhớ mười mong”  trong thơ Nguyễn Bính. Đến với thơ Xuân Diệu ta lại cảm nhận được nỗi nhớ tha thiết trong “ Tương tư chiều”:

“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.

   Anh nhớ em. Anh nhớ lắm! Em ơi!”

Quả thật, theo dòng chảy của văn học Việt Nam, nỗi nhớ luôn được các nhà thơ cảm nhận và thể hiện vô cùng phong phú, sinh động và hấp dẫn. Nhớ về đoàn quân Tây Tiến cùng núi rừng Tây Bắc, Quang Dũng đã có cách thể hiện rất đặc sắc:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi,”

(Trích “Tây Tiến”, Quang Dũng)

Còn đây là nỗi nhớ trong thơ Tố Hữu:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”

(Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu)

Khác với hai nam thi sĩ trên, Xuân Quỳnh, một nữ sĩ trẻ tuổi lại có những cảm nhận về nỗi nhớ rất nữ tính và độc đáo:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

(Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh)

          Mỗi người một cá tính, một thời đại thế nên cùng viết về nỗi nhớ ấy nhưng ta vẫn thấy được sự khác biệt, nét cá tính mà mỗi nghệ sĩ đã thổi vào từng câu thơ.

Là chiến sĩ xuất thân từ một sinh viên Hà Nội (xưa thuộc Hà Tây) lại rất gắn bó với đoàn quân Tây Tiến nên “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời (1948) đã thể hiện rất rõ nỗi nhớ của nhà thơ với núi rừng Tây Bắc, nơi tác giả đã có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ, đẹp đẽ với đồng đội:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Ngay từ những câu thơ đầu tiên, quang dũng đã mở ra một hiện thực xa cách không gian, thời gian. Hai chữ “xa rồi” chất chứa bao nỗi niềm lưu luyến, nuối tiếc, bao buồn nhớ. Và có lẽ vì “xa rồi” đoàn quân Tây Tiến, “xa rồi” núi rừng Tây Bắc nên nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, về rừng núi đã chợt dấy lên trong lòng tác giả. Nỗi nhớ sau bao ngày dồn nén, chất chứa giờ đã không thể kìm nén nổi phải thốt lên thành lời:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Chỉ trong hai câu thơ mà từ “nhớ” được láy đi láy lại tới hai lần như một điệp khúc, như những con sóng lòng cứ từng đợt trào dâng trong trái tim người lính trẻ. Nỗi nhớ ấy không “bổi hổi bồi hồi” mà “chơi vơi”_ một trạng thái khó định hình, lửng lơ trong lòng nhưng luôn ám ảnh, da diết trong tâm tưởng. Ta bắt gặp hai chữ “chơi vơi” ấy trong ca dao:

“Ra về nhớ bạn chơi vơi”

Trong hai câu thơ trên, Quang Dũng cũng rất tài tình khi kết lại mỗi câu thơ bằng vần “ơi”, tạo nên âm hưởng chủ đạo thật nhẹ nhàng, ngân nga, da diết, đầy tính dư ba. Lời gọi trong câu cảm thán vì thế mà cũng như ngân dài vọng khắp núi rừng Tây Bắc. Và nỗi nhớ kia dường như cũng đã lan tỏa, bao trùm khắp không gian và toàn bộ bài thơ, tạo mạch cảm xúc, tạo cơ sở để Quang Dũng bày tỏ nỗi nhớ về những kỷ niệm với đoàn binh  tây Tiến,  về thiên nhiên, con người Tây Bắc.

Nhận Xét Các Tác Phẩm Trong Ngữ Văn 12 (Dùng Để Viết Văn)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ