"Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh

149 1 0
                                    

Đề bài: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chi có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”

BÀI LÀM:

Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tôi không hoàn toàn tin vào nó, tôi cảm nhận được nó dưới một khía cạnh khác. Đọc "Mùa lạc" của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chi có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”

Sự sống ở đây, theo tôi là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết , hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ".

Tại sao lại như thế? Theo tôi, trước hết là bởi không có gì trường tồn mãi với thời gian, không có cuộc sống, số phận nào là luôn luôn hạnh phúc. Cái chết phải luôn song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiểu. Nó có muôn màu, muôn vẻ thiên hình ị vạn trạng. Ông cha ta đã từng khẳng định: "Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai". Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên. Không ai cấm trên xác cây khô kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nó. Đó chính là vì "sự sống nảy sinh từ trong cái chết".

Ở đây là một câu nói có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết - cái tàn ta úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống - giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó "nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghi, ẩn đằng sau - tận bên trong sự khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống. Ai biết được, những hạt lúa đã được phơi khô kia cấy xuống nước lại có thể mọc ra cây lúa xanh tươi. Tôi lại chợt nhớ đến bài kể của bậc thiền sư thời Lý căn dặn học trò trước lúc ra đi:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai

(Mãn Giác thiền sư)

Dịch thơ

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Sau lưng già đến rồi
Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai

Vâng, xuân đến và đi là quy luật của tạo hoá. Đó là vòng quay của thời gian, nhưng, trong cái giá rét của đêm đông ấy, trên cái cành khô mà tưởng như đã "lạc tận" - rụng hết ấy vẫn bừng lên vẻ đẹp của "nhất chi mai". Cái hình cành mai dẫu đơn độc nhưng thật cứng cỏi ấy như tạc vào đêm tối chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sống ở giữa cái nơi mà vạn vật tưởng đã úa tàn. Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một vòng tròn của số phận, của tạo hoá; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh - hiện hình.

Nhận Xét Các Tác Phẩm Trong Ngữ Văn 12 (Dùng Để Viết Văn)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ