Khi mẹ tôi qua đời, số phận, xét ở mặt nào đó, đã có những quyết định của mình.
Trong những tháng cuối cùng mẹ bị bệnh tôi buộc phải tới Vienne để tham dự kỳ thi vào Học viện. Tôi lên đường mang theo các bức họa, tin tưởng rằng vượt qua kỳ thi cũng như một trò chơi con trẻ. Khi học ở Realschule, tôi giỏi hơn hết thẩy mọi bạn bè trong lớp về môn vẽ, và kể từ đó khả năng vẽ của tôi nảy nở một cách đáng ngạc nhiên; sự hài lòng của bản thân đã khiến tôi thấy tự hào vui sướng khi hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất.
Tuy nhiên đôi khi một giọt đắng bỗng lại rơi xuống: tài năng đồ họa dường như vượt trội tài năng hội họa, nhất là trong hầu hết lĩnh vực về kiến trúc. Cùng lúc đó, sự hứng thú với nghệ thuật kiến trúc của tôi cứ thế đều đều tăng lên, và càng mạnh mẽ hơn sau chuyến du hành hai tuần ở Vienna khi tôi chưa tròn mười sáu tuổi. Mục đính của chuyến đi vốn là tìm các bức tranh trưng bày ở Viện bảo tàng Hoàng gia, nhưng tôi hầu như không thể rời mắt khỏi chính tòa viện ấy. Suốt từ sáng đến tối muộn, tôi đi từ hết điều thích thú này tới điều thích thú khác, nhưng luôn luôn chỉ có các tòa nhà làm tôi thú vị nhất. Tôi có thể đứng trước nhà hát Opera hay ngắm Tòa nhà Quốc Hội hàng giờ đồng hồ liền; với tôi, toàn thể Đại lộ Ring giống như một phép màu trong thế giới Nghìn lẻ một đêm.
Đây là lần thứ hai tôi đến thành phố đẹp đẽ này, chờ đợi kết quả của kỳ thi vào Học viện trong sự sốt ruột sục sôi, nhưng cũng đầy tự tin. Tôi tin chắc mình đỗ tới mức cái tin không đỗ với tôi như sét đánh ngang tai. Dẫu vậy mọi việc đã xảy ra như thế. Khi tôi đến gặp đến gặp giám đốc học viện để đề nghị để giải thích về việc không được nhấp nhận vào học, ông ta đã quả quyết rằng những bức vẽ của tôi đã nộp cho thấy rõ ràng rằng tôi không phù hợp với hội họa, và năng khiếu của tôi chắc chắn nằm ở lĩnh vực kiến trúc. Điều ông ta không thể hiểu nổi tôi chưa từng đi học ở một trường kiến trúc hay được dạy dỗ tí nào về kiến trúc. Chán nản, tôi rời tòa nhà tráng lệ của kiến trúc sư Von Hansen trên quảng trường Schiller, lần đầu tiên trong cuộc đời trai trẻ, thấy mâu thuẫn chính với bản thân mình. Nhưng điều tôi được nghe về khả năng của mình giống như ánh chớp, đột nhiên phơi bày cái mâu thuẫn với những điều lâu nay làm tôi đau khổ, mặc dù trước đó khi tôi không hề có khái niệm rõ rằng nào về nguyên nhân và lý do của nó.
Trong một vài ngày, tự tôi biết rằng một ngày nào đó tôi nên trở thành kiến trúc sư.
Chắc chắn rằng đó là một chặng đường vô cùng gian khó; bởi những môn học mà vì căm ghét tôi đã bỏ qua khi học ở Realschule giờ đây lại hết sức cần thiết. Không thể vào học ở trường kiến trúc và chưa học qua các trường kỹ thuật về xây dựng để lấy bằng trung học. Tôi chẳng có gì cả. Giấc mộng của tôi dường như là điều không thể.
Sau khi mẹ tôi mất, tôi tới Vienne lần thứ ba, sau một quãng thời gian mà cũng với nó tôi lấy được sự bình tĩnh và quyết tâm. Ý chí thách thức trước đây đã trở lại với tôi và mục tiêu của tôi bây giờ thật rõ ràng và chắc chắn. Tôi muốn trở thành kiến trúc sư, những chướng ngại kia không phải làm tôi đầu hàng mà là phải phá vỡ. Tôi quyết tâm vượt qua những chướng ngại ấy, với hình ảnh của bố tôi, người đã khởi đầu chỉ là một người con trai của một thợ đóng giầy ở miền quê, đã vươn lên bằng nỗ lực của chính mình để trở thành một quan chức nhà nước. Tôi có nền tảng vững chắc hơn để vươn lên, vì thế khả năng thắng của tôi trong cuộc đấu này cũng nhiều hơn, và những điều tưởng chừng là sự khắc nghiệt của số phận, giờ đây với tôi lại là sự thông thái và ban phước của thượng đế. Khi Nữ thần thống khổ ôm tôi trong vòng tay của người, đe dọa tiêu diệt tôi, ý chí phản kháng của tôi lại nảy nở và cuối cùng ý chí ấy đã chiến thắng.
Tôi có được điều đó là nhờ quãng thời gian trưởng thành khắc nghiệt và giờ đây tôi cũng vẫn khắc nghiệt. Thậm chí còn hơn thế, tôi đề cao điều đó vì nó đã giúp tôi thoát khỏi sự trống rỗng của cuộc sống an nhàn; vì đã kéo đứa con cưng của mẹ ra khỏi chiếc giường êm ấm và thôi lo lắng về một người mẹ mới; vì đã quẳng tôi vào một thế giới của sự khổ sai và đói nghèo bất chấp mọi kháng cự, nhờ thế mà tôi được quen biết với những người sau này vì họ đã đứng lên đấu tranh.
Quãng thời gian này, tôi biết đến hai mối đe dọa mà tôi chỉ vừa rồi mới biết tên và ảnh hưởng ghê gớm của nó với sự tồn tại của người Đức tôi chưa được biết: chủ nghĩa Marx và dân Do thái.
Thành phố Vienna, trong mắt rất nhiều người, là hình ảnh thu nhỏ của những thú vui vô hại, là sân chơi nhôn nhịp của những kẻ thích ưa hội hè, thì với tôi lại tượng trưng cho những ký ức đang sống về quãng đời đau buồn nhất của tôi.
Ngay cả ngày ấy, thành phố này vẫn không thể khởi dậy điều gì trong tôi ngoài những suy nghĩ ảm đạm, buồn thảm. Với tôi, cái tên của thành phố Phaeacian nhắc tới năm năm gian nan và khổ sở. Trong năm năm ấy, tôi buộc phải kiếm sống, đầu tiên là làm công theo ngày, rồi làm họa sĩ; một cuộc sống thật đạm bạc, chẳng bao giờ làm đủ nuôi cơn đói của tôi. Cái đói là thần hộ vệ trung thành của tôi khi đó; hẳn chẳng rời tôi đến một khắc và chia sẻ tất cả những gì tôi có, chia đều hết. Mỗi cuốn sách tôi có hẳn đều thấy thích thú, một chuyến thăm nhà hát Opera cũng khiến hẳn quan tâm đến mấy ngày liền; cuộc sống của tôi là sự đấu tranh liên miên và gã bạn độc ác. Và chính trong thời gian này tôi đã học hành nhiều hơn bất kỳ lúc nào. Bên cạnh những tòa kiến trúc và những chuyến thăm hiếm hoi tới nhà hát Opera, tôi chỉ có thú vui: đọc sách.
Lúc đó tôi đọc rất nhiều và rất kỹ. Mọi thời gian rảnh rỗi không làm việc tôi đều dành hết vào đọc. Cứ như vậy, sau vài năm tôi đã tích lũy được những nền tảng kiến thức mà đến hôn nay vẫn là nguồn sống trong tôi.
Và hơn thế nữa:
Trong thời gian ấy, hình thành trong tôi những hình ảnh về thế giới về một triết lý về sau này đã trở thành nền móng vững chắc trong mọi hoạt động của tôi. Ngoài những gì tôi tạo ra khi đó, tôi hầu như học rất ít; và tôi chưa hề phải thay đổi điều gì. Trái lại là đằng khác.
Giờ đây, tôi tin chắc chắn rằng, về cơ bản và xét một cách tổng quát , tất cả những ý tưởng sáng tạo đều được sinh ra khi chúng ta còn trẻ. Tôi phân biệt rõ sự khác nhau giữa sự hiểu biết do tuổi tác, cốt nằm ở chỗ suy nghĩ thấu đáo và cẩn thận do thời gian từng trải đã nhiều, và cái thiên tư của tuổi trẻ, cái tuổi của những ý tưởng phong phú tưởng như vô tận nhưng lại không được phát triển cũng chính với sự quá phong phú ấy. Chính những khả năng thiên phú của tuổi trẻ là vật liệu để xây dựng đồng thời vạch ra những kế hoạch cho tương lai, để từ đó, ở độ chín chắn hơn, ta đón nhận những viên gạch nền móng, tạo hình cho chúng và hoàn thành ngôi nhà, ở một chừng mực sự không ngoan của tuổi già không dập tắt tài năng của tuổi trẻ.
Cho đến nay cái cuộc sống mà tôi đã sống khi ở nhà chẳng khác mấy thậm chí chẳng khác gì so với cuộc sống của những người khác. Chẳng hề ưu tư, tôi có thể chờ đợi một ngày mới, và với tôi chẳng có vấn đề gì về mặt xã hội. Thế giới của tôi khi còn trẻ đầy những kẻ tầng lớp tiểu tư sản, và bởi thế hầu như chẳng có mối liên hệ nào với những người lao động chân tay thuần túy. Điều này thoát nhùn có vẻ kỳ lạ những cái khoảng cách giữa tầng lớp tiểu tư sản, hiểu theo nghĩa kinh tế vốn chẳng có vị trí cao sang cho lắm, với những người lao động chân tay thường lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. Lý do cho sự thù địch này, chùng ta có thể coi như vậy, nằm ở chỗ một nhóm xã hội đã đặt bản thân mình cao hơn vị trí của những người lao động chân tay nhưng lại sợ rằng mình sẽ bị nhấn chìm trở lại cái tầng lớp cũ kỹ và bị khinh miệt ấy, hay chỉ ít là bị đồng nhất với nó. Trong nhiều trường hợp, chúng ta phải thêm vào nhưng ký ức đáng ghét về sự nghèo nàn văn hóa cùng tầng lớp thấp này, sự thô tục thường xuyên diễn ra trong giao tiếp xã hội; cái vị trí tầng lớp của tiểu tư sản trong xã hội, dẫu cho chẳng quan trọng gì trong xã hội, cũng làm cho mọi sự liên hệ với thứ đời sống nhà văn hóa tưởng đã mất đi trở nên không thể chịu đựng nổi.
Kết quả là, những tầng lớp trên thường ít cảm thấy miễn cưỡng, gượng gạo khi tiếp xúc với những kẻ thuộc thấp kém nhất trong tầng lớp của mình hơn là với những "kẻ mới phất".
Ai cũng là một kẻ mới phất, một kẻ bằng nỗ lực bản thân đã thoát khỏi vị trí cũ trong cuộc sống và vươn lên tới vị trí cao hơn.
Rốt cuộc, cuộc vật lộn ấy, vốn thường là khắc nghiệt, đã thủ tiêu mọi tình cảm xót thương, trắc ẩn. Cuộc đấu tranh đầy đau đớn để tồn tại đã giết chết tình thương dành cho những số phận khổ sở của những kẻ bị bỏ lại phía sau.
Về mặt này, số phận quả là đã nhân từ với tôi. Số phận đã buộc tôi phải trở lại về cái thế giới đói nghèo bất ổn, nơi mà từ đó cha tôi đã vươn lên. Và nhờ thế đã làm thoát khỏi sự nuôi dưỡng theo đầu óc tiểu tư sản hẹp hòi trước đây. Chỉ đến giờ tôi mới được học để biết thế nào là nhân văn, biết phân biệt giữa cái vỏ rỗng tuếch hay vẻ ngoài hung ác với bản chất bên trong.
BẠN ĐANG ĐỌC
Mein Kampf- Cuộc Đời Đấu Tranh Của Tôi [ADOLF HITLER]
Non-FictionHitler xách động vụ Đảo chính Nhà hàng bia ngày 8 tháng 11 năm 1923 nhưng bị đàn áp một cách đẫm máu, bị án tù bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 1924. Án tù này tạo cho Hitler một thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ, phân tích và đặt ra những kế hoạch kinh...