Chương 3.1: HITLER :Không Ai Hiểu Rõ Chính Trị Hơn Tôi

66 2 0
                                    

Cuối cùng chất Đức cũng còn là cái cốt lõi cho toàn bộ ngành ngoại giao, nếu ta bỏ qua số ít người Hung. Tuy nhiên toan tính nào để cố duy trì cái đế chế ấy cũng là vô ích bởi thiếu hẳn cái tiên đề quyết định nhất.
Chỉ có một khả năng cho nhà nước đa dân tộc Áo quốc là phải khống chế bằng được những lực lượng ly khai ở các bộ tộc riêng lẻ. Hoặc nhà nước phải được cai trị từ trung ương trở xuống, mà như vậy thì ở bên trong cũng phải tổ chức giống thế; hoặc tuyệt không thể hình dung ra nó.
Vào những thời điểm sáng sủa khác nhau thì cái nhận thức ấy cũng đã từng lọt lên được đến tận vị trí "cao nhất", nhưng rồi chỉ một quãng thời gian ngắn ngủi sau đó lại bị lãng quên hoặc giả lại bị xếp xó vì khó thực hiện. Ý tưởng nào nhằm để tạo dựng một đế chế có màu sắc liên bang hơn, tất yếu rồi cũng thất bại, bởi làm gì với cái mầm mống khoẻ khoắn của một thứ quyền lực trội hơn hẳn. Rồi lại còn những tiên đề bên trong của nhà nước Áo quốc, khác hẳn so với khuôn hình kiểu Bismarck (nhà lãnh đạo nhà nước của nước Phổ (1815-1898). Sau khi tiến hành chiến tranh với Đan Mạch, Áo quốc, 1867 ông thành lập Liên Bang Bắc Đức, rồi tiến hành chiến tranh với Pháp. 1871/1890 ông trở thành Thủ tướng Đế chế (Reichskanzler), ND) của đế chế Đức. Ở Đức chỉ có vấn đề phải khống chế các truyền thống chính trị, bởi về văn hoá đã luôn luôn sẵn có một nền tảng chung. Nhất là, bỏ qua những dăm vụn ngoại lai, đế chế chỉ gồm có người của một dân tộc duy nhất.
Ở Áo quốc, tình hình ngược lại.
Ở đây ký ức chính trị trong các bang riêng rẽ, ngoại trừ Hungary, về tầm vóc của chính mình lại, hoặc đang còn quá đậm nét, hoặc chưa bị sỉ bọt của thời gian dập cho tắt hẳn, chí ít cũng là xoá mờ để trở nên không rõ ràng. Thay vì thế, trong thời đại của nguyên lý dân tộc đã có những lực lượng bộ tộc nổi dậy, mà việc khống chế càng khó ở chỗ bên lề của chế độ quân chủ tầm nghiên thấy, bắt đầu hình thành những nhà nước của dân tộc; và các dân tộc của nhà nước này, xét dưới góc độ chủng tộc, lại gần với hoặc chính là các mảnh vụn về dân tộc của Áo quốc, chưa nói là từ phía họ, họ có nhiều khả năng thu hút hơn là Áo quốc ở Đức ngược lại.
Về lâu dài thì chính Vienna cũng không thể giải quyết được cuộc đấu tranh này nữa.
Với sự phát triển của Budapest, đô thành lần đầu tiên đã có đối thủ, nhiệm vụ lại không phải là để thu gom cả nước quân chủ mà là để gia cố một phần của nó. Chỉ trong một thời gian ngắn thôi, tất đến lượt Praha, rồi Lemberg (nay là Lwow, thuộc nước cộng hoà Ucraina, ND), Laibach(nay là Ljubljana, thủ đô nước Slovenia, ND) v.v...; vốn trước chỉ là các đô thị tỉnh lẻ, nay tiến lên thành thủ đô bang, tất cũng thành tâm điểm của một đời sống văn hoá càng ngày càng độc lập. Song có như thế thì tiềm thức chính trị – dân tộc mới có được nền tảng tinh thần và chiều sâu của nó. Tất rồi sẽ đến thời điểm, những lực đẩy ấy của các dân tộc riêng lè át mất lực của những quyền lợi chung, và đó là chuyện đa xảy ra với Áo quốc.
Sự phát triển ấy càng rõ nét sau ngày Joseph II. (1741-1790, hoàng đế các nước thừa kế Habsbourg từ 1765 cho đến khi qua đời, nhiều cải cách tư bản chủ nghĩa, ND) qua đời. Nhanh, vì nó bị chi phối cả loạt yếu tố, có phần nằm chính ở nền quân chủ, phần khác là kết quả của lập trường chính trị đối ngoại của đế chế.
Chấp nhận tiến hành cuộc đấu tranh để duy trì nhà nước ấy, thì để đi tới đích chỉ có một cách là tập trung hóa, kiên trì mà cũng không nương tay. Trước hết phải quy định nguyên tắc: nhà nước chỉ có một ngôn ngữ thống nhất, vừa để nhấn mạnh sự ràng buộc chính thức về pháp lý vừa để cho hệ hành chính nắm được trong tay thứ phương tiện kỹ thuật, mà thiếu nó thì không thể thành một quốc gia thống nhất. Về lâu về dài lại còn phải thông qua nhà trường, thông qua giáo dục mà gầy dựng cho được một ý thức thống nhất về nhà nước. Không thể chỉ mươi, hai mươi năm có thể làm được, mà phải tính hàng trăm năm; ở đây cũng như ở mọi vấn đề thực dân khác, kiên trì còn quan trọng hơn quyết tâm tức thời. Rồi thì, lẽ đương nhiên, quản lý hành chính cũng như chỉ đạo chính trị phải được thống nhất triệt để.
Bây giờ tôi mới thật vỡ lẽ vô cùng, thấy tại sao lại chưa từng có việc này hay nói cho đúng hơn, tại sao họ lại chẳng hề làm việc này. Một khi đế chế sụp đổ, kẻ duy nhất có tội chính là kẻ đã bỏ lơi việc này.
Áo quốc cũ vốn gắn bó với tầm vóc của bộ phận lãnh đạo nó hơn bất kỳ nhà nước nào khác. Ở đây thiếu hẳn cái nền tảng nhà nước dân tộc vốn hãy còn là một sức mạnh duy trì trong cơ sở dân chúng, một khi lãnh đạo với tư cách ấy rồi mà vẫn không đáp ứng được. Có đôi khi nhà nước dân tộc thống nhất, do quán tính tự nhiên của cư dân cùng với sức đề kháng gắn với nó, từng thời kỳ kéo dài đến kỳ lạ, lại vẫn có thể chịu đựng được sự quản lý hay là chỉ đạo tồi tệ vào bậc nhất mà nội tình không vì vậy suy sụp đi. Rồi lắm khi cứ ngỡ trong cái cơ thể ấy làm gì còn sự sống – nó đã chết hẳn, bỗng nhiên lại thấy nó đột ngột hồi sinh, lại bộc lộ những dấu hiệu kỳ lạ cái sức sống chẳng thể hủy diệt của loài người.
Nhưng trong một đế chế lại khác: không cùng dân tộc, thay vì do huyết thống chung thì lại do một bàn tay chung nắm giữ. Ở đây, sự yếu kém của lãnh đạo sẽ không ru được nhà nước vào một giấc ngủ đông nào cả, mà nó sẽ tạo dịp để cho mọi tiềm thức cá nhân bừng tỉnh, những cái vốn sẵn có trong máu huyết, song đã không thể phát triển ở các thời kỳ có một ý chí trội hơn hẳn. Chỉ có trải qua hàng trăm năm giáo dục chung, truyền thống chung, quyền lợi chung mới có thể làm dịu đi cái nguy cơ ấy. Vậy nên những hình thái nhà nước như thế, càng non trẻ lại càng lệ thuộc vào tầm cỡ của lãnh đạo – quả là tác phẩm của những bậc quyền uy kiệt xuất, những đấng anh hùng về tinh thần thật, song lại cũng dễ tan rã, và thường là tan rã ngay sau khi con người đơn độc đã lập ra nó qua đời. Phải hàng trăm năm nữa mới có thể khống chế nổi các nguy cơ ấy; chúng chỉ thiêm thiếp ngủ thế thôi, để thường là bừng tỉnh thật đột ngột, ngay khi mà lãnh đạo chung bộc lộ yếu kém và sức mạnh của giáo dục, mọi truyền thống cao quý không còn át nổi sức trỗi dậy của các bộ tộc khác nhau vùng lên đòi quyền sống riêng.
Có khi lỗi lầm bi thảm của nhà Habsbourg lại ở chỗ đã không nhận thức ra được điều ấy.
Số phận còn dương cao ngọn đuốc soi sáng tương lai đất nước thêm một lần nữa, chỉ cho duy nhất một người trong nhà ấy, để rồi sau đó lại dập cho nó lụi hẳn mãi mãi.
Joseph II., vị hoàng đế La Mã của dân tộc Đức đã lo lắng nhiều khi nhìn thấy triều đình của ông đã bị đẩy ra đến tận sát lề ngoài cùng của đế chế, rồi tất sẽ phải biến đi trong vũng xoáy suy tàn của các dân tộc, nếu như đến thời khắc cuối cùng rồi mà thiếu sót của các bậc cha ông vẫn chưa được bù đắp. Giá như ông được ân hạn chỉ bốn chục năm thôi cho công việc, và giá như chỉ hai đời sau ông thôi, vẫn làm tiếp cũng như thế cái công việc đã được khởi động, thì hẳn là đã có chuyện thần kỳ xảy ra.
Song ông trị vì đâu có được đủ chục năm, rã rời cả về thể xác lẫn tinh thần, ông đã ra đi và sự nghiệp cùa ông cùng theo ông xuống mồ, để rồi chẳng được ai đánh thức, cũng lại vĩnh viễn ngủ luôn dưới mồ.
Những người kế vị ông thảy đều không ngang tầm nhiệm vụ, về cả tinh thần và ý chí.
Đến khi những dấu hiệu giông bão cách mạng đầu tiên của một thời đại mới đã bùng lên khắp châu Âu thì ở Áo quốc lửa cũng từ từ tuần tự bén. Rồi cuối cùng cháy bùng lên, sức thiêu đốt của đám cháy ở thời điểm ấy lại ít do các nguyên nhân từ xã hội, tổ chức xã hội hay là thậm chí chính trị chung, mà do các lực đẩy có nguồn gốc từ dân là chính.  

Mein Kampf- Cuộc Đời Đấu Tranh Của Tôi [ADOLF HITLER]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ