Phần 3

1 0 0
                                    

11. Vàng ở các mức cao kỷ lục

MỨC CAO KỶ LỤC TỚI MỨC CAO DANH NGHĨA

Không thể dự đoán được giá vàng đang giao dịch tại thời điểm cuốn sách này được xuất

bản. Quả thực, nếu chắc chắn có thể làm như vậy, tôi sẽ bỏ việc từ nhiều năm trước và rất

vui sướng chứng kiến thế giới xoay vần từ một chiếc ghế thoải mái sang trọng ở một vị trí

tuyệt đẹp. Tuy nhiên, tôi lại phải đang tìm kiếm lý do cơ bản khiến vàng tăng giá từ các mức

thấp trong 19 năm trong năm 1999 tới các mức cao danh nghĩa mọi thời đại trong năm

2008, như thấy trong Hình 11-1.

Đầu năm 2008, giá vàng phá vỡ mức 850 đô-la lần đầu tiên kể từ năm 1980 và sau đó leo

lên mức 1.000 đô-la để đạt mức cao nhất mọi thời đại. Phải thừa nhận đây chỉ là mức giá

cao nhất về mặt danh nghĩa; về mặt thực tế, tôi chứng kiến giá niêm yết ở nơi nào đó đã ở

mức từ 1.960 đô-la đến 2.370 đô-la. Một khoảng cách rộng đáng ngại nhiên cho thấy còn vô

số cách thức khác nhau để chứng minh một "sự thực tài chính", trong trường hợp này thì

tùy thuộc vào phương pháp luận về lạm phát và giảm phát nào được sử dụng, và có thể đưa

ra một vài lý do cơ bản khiến vàng tăng giá.

Năm 1980, vàng tăng tới các mức cao nóng do sự kết hợp của những quan ngại về lạm phát,

giá dầu, và người Nga tiến vào Afghanistan. Bạc được xem là khó kiềm chế hơn, có lúc đạt

tới mức khoảng 49 đô-la/ounce về mặt danh nghĩa, ở mức chưa bao giờ là thách thức

nghiêm trọng từ lúc đó. Trong môi trường quan ngại, hạn chế năng lượng, và không chắc

chắn, vàng là điểm đến tự nhiên của các nhà đầu tư.

Hình 11-1: Giá vàng tính theo Đô-la Mỹ, 1997 - 2008

Nguồn: EcoWin, Barclays Capital

Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990, rõ ràng vàng không còn được coi là một khoản đầu

tư tài chính đối với đa số người dân nữa. Chiến tranh Lạnh kết thúc, giá năng lượng thấp, và

trong một thế giới bị chi phối bởi tin tức về những phát kiến công nghệ, tại sao ai cũng phải

quan tâm đến một cơ hội công nghệ thấp như vậy? Ngoài ra, tất cả các nhà đầu tư dài hạn

(ngân hàng trung ương) đang chối bỏ nó; Australia, Thụy Sĩ, và Anh đã bán hết vàng, hoặc ít

nhất thì cũng tuyên bố ý định như vậy. Thị trường bị chi phối bởi nghiệp vụ phòng ngừa rủi

ro – thúc đẩy bán - của các nhà sản xuất vàng, và cuộc tranh cãi về việc ai nên chịu trách

nhiệm việc chuyển nhượng vàng diễn ra gay gắt giữa những người khai mỏ và các ngân

hàng trung ương.

Đầu Tư vào VàngWhere stories live. Discover now