Voodoo nếu chỉ đơn thuần coi nó như một thứ phép thuật thì chưa hẳn là đã đúng, vì voodoo còn là một tôn giáo rất nổi tại Châu Phi. Sở dĩ người ta ít biết tới voodoo như một tôn giáo vì nó không được truyền bá rộng rãi ra thế giới, họa chăng chỉ có thứ phép thuật cao siêu của voodoo là được con người ta dùng nhiều nên mới trở nên nổi tiếng và thịnh hành mà thôi. Vậy tôn giáo voodoo khởi nguồn từ đâu và câu chuyện về tôn giáo này ra sao? Tương truyền rằng, tôn giáo voodoo cũng gần na ná như Thiên Chúa Giáo nhưng ở đây thay vì chỉ có một vị chúa toàn quyền năng là chúa Jesus thì voodoo giáo có hai vị chúa đó là chúa ánh sáng và chúa bóng tối. Hai vị chúa này cùng nhau tạo nên thế giới và tiếp quản loài người. Thế nhưng thông suốt qua quá trình lịch sử hình thành, con người ta lại thiên về ánh sáng hơn là bóng tối kể từ khi họ phát minh ra lửa. Dẫu biết rằng mọi thứ vốn nguyên thủy bắt nguồn từ bóng tối, thế nhưng càng văn minh, con người ta càng tìm đến ánh sáng và chủ yếu là hoạt động vào ban ngày hơn. Bên cạnh đó, con người ta cũng bắt đầu ví von và đồng thời gán cho bóng tối những thứ gì đó xấu xa và tàn ác nhất.
Quá bức xúc vì sự thiếu công bằng, vị chúa bóng tối đã nhiều lần tranh cãi với vị chúa ánh sáng về quyền lợi của họ trong việc cai quản loài người. Cuối cùng, khi mâu thuẫn của hai vị chúa này không còn giải quyệt được bằng lời nói thì giữa họ đã nổ ra một cuộc chiến lớn. Hai người ngày đêm chiến đấu quyết tâm một mất một còn để trị vì thế giới loài người. Chính cuộc giao tranh giữa hai vị chúa này đã tạo ra muôn vàn thiên tai hệ lụy đến con người. Chưa dừng lại ở đó, hai vị chúa này còn tạo ra vô số các vị thần khác để giúp sức cho bản thân mình. Được sinh ra trong cuộc giao tranh khốc liệt này, có không ít vị thần đã rời bỏ cuộc giao tranh xuống phàm trần để né tránh. Một số họ thì xuống phàm trần để cứu vớt loài người và số còn lại thì xuống để xưng bá trị vì. Chính vì thế mà hầu hết những người theo tôn giáo voodoo thường xùng bái những vị thần này hơn là hai vị chúa toàn quyền năng vẫn đang giao tranh cho tới tận bây giờ. Mặt khác, cũng chính vì những vị thần xuống phàm trần để cứu vớt và xưng bá kia đã tạo ra thuật voodoo với hai ngạch chính đó là cai trị và nhân từ. Ngạch nhân từ thiên về phép thuật mà có thể chữa bệnh được cho người ta, nhưng trái lại nó chính là ngạch cại trị chuyên dùng tà phép để bắt người khác phải khuất phục mình. Và cho đến ngày hôm nay, cuộc chiến giữa hai vị chúa đó vẫn chưa đến hồi kết, con người ta ví họ tựa như ngày và đêm, hai thứ này mãi mãi tồn tại song song và thế giới không thể thiếu một trong hai thứ đó được. Chỉ trừ đến khi nào mà mặt trời không còn mọc trên đỉnh núi hay như mặt trăng không bao giờ trôi đi thì đến lúc đó mới phân ra được một vị chúa toàn quyền năng trị vì.
Hằng sau khi được bà Regina đưa cho cuốn sách của đạo voodoo do đích tay bà ta dịch ra tiếng viết thì cô ngâm cứu suốt mấy ngày đêm. Có vẻ như bản thân Hằng thì cô không mấy lo ngại về việc nếu nhập đạo tu phép sẽ đi ngược lại với những gì mà dòng họ hay như gia đình cô tu luyện mà Hằng chỉ băn khoăn nhất đó là học đạo rồi thì liệu có phép thuật hơn hẳn cha mình không mà thôi. Tại sao Hằng lại cứ nhất thiết phải muốn vượt qua cha mình như vậy? Không lẽ nào cha cô đã làm nhiều việc nữa ngoài chuyện can thiệp tình yêu của cô? Như đã biết, điều mà ông Long, tức cha của Hằng, muốn đó là có một đứa con trai nối dõi không chỉ tông đường mà còn là sự nghiệp. Thế nhưng số phận an bài, ông Long sẽ mãi mãi không bao giờ sinh được con trai. Ông Long chấp nhận cái số phận rằng mình sẽ không có dược con trai nối dõi, nhưng, điều đó không có nghĩa là trong mắt ông, Nguyễn Phi Thiên Hằng là một nữ nhi. Từ lớn đến bé, Hằng bị cha mình ghè ép học phép thuật như một nam nhi, và nhiều khi xảy ra lỗi lầm gì, ông Long cũng trừng phạt con gái mình tựa như là một nam tử hán vậy. Đã nhiều lần Hằng không thuộc thần chú hay như bùa yểm, Hằng bị cha mình dùng roi mây quất đến rỉ máu. Và cứ mỗi lần ăn một trần đòn nhớ đời như vậy, mẹ cô lại chạy ra ôm và can. Tuy là còn bé, thế nhưng không bao giờ Hằng quên được những lúc cha mẹ mình cãi nhau vì cách nuôi dậy con, và còn đặc biệt hơn nữa, Hằng không thể nào quên được cái ánh mắt long lên song sọc của cha mình mỗi khi đang cho cô trận đòn thì mẹ cô can thiệp. Giờ nhớ lại cái ánh mắt hằn học đó, Hằng như hiểu ra được sự tức giận về việc không có con trai nối dõi như trút hết lên thân phận nữ nhi của mình. Càng lớn lên, Hằng càng nhận ra rằng những đòn roi mà cha cô giáng xuống cho cô không hề có một chút nương tay, không hề có một chút mủi lòng. Giờ nghĩ lại những trận đòn roi đó mà Hằng vẫn khẽ rùng mình, thi thoảng da gà lại nổi lên.
YOU ARE READING
#10BXNQ 368 Hoàng Diệu - Tác Gỉa Cú Heo.
Horror(Dựa trên một câu chuyện được nghe kể trong chuyến đi chơi Đà Nẵng) (Lấy cảm hứng từ bộ phim Ouija) Một người đàn bà phải mang số phận nghiệt ngã khi nối dõi dòng họ làm nghề phù thủy. Một đứa con nuôi với tham vọng có được trí tuệ của nhân loại. Mộ...