Trở về ( Minh họa : Red azaleas in a Pot -Claude Monet )

36 2 0
                                    

Mùa hè năm nay, Tâm và vợ chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn ở vùng thôn quê. Khi người bạn mời thì Tâm nhận lời ngay, vì chàng tính được chỗ nghỉ mát suốt một tháng hè không phải mất tiền, vả lại tiện hơn nữa, chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó.
Hôm ấy trời nắng mà có gió. Buổi sáng, ăn điểm tâm xong, hai vợ chồng Tâm bắc ghế ngồi ngoài hiên hưởng gió mát. Người bạn Tâm vì có việc phải ra tỉnh từ sớm. Tâm sực nhớ đến việc về thăm nhà, mà từ khi về nghỉ đến giờ, chàng cứ để lần lữa mãi. Chàng nói với vợ:- Hôm nay thế nào tôi cũng phải về thăm nhà mới được.Vợ đáp:- Thế còn tôi, tôi làm gì cho hết ngày hôm nay? Ngồi đây mãi thì chán chết.- Độ 5 giờ chiều tôi đã về đây rồi.Vợ Tâm nũng nịu:- Thế thành ra suốt một ngày tôi ở đây một mình à? Cậu ích kỷ lắm, chỉ biết nghỉ đến công việc của cậu, mà không nghĩ đến tôi cả.Tâm ngẫm nghĩ. Muốn chiều vợ chàng bàn:- Hay là thế này thì tiện nhất. Mợ cùng đi với tôi. Đến ga, chúng ta rẽ vào cao lâu ăn cơm sáng. Rồi mợ đợi tôi ở đấy, tôi về thăm nhà độ một giờ, rồi tôi lại ra ngay.Vợ chàng bằng lòng. Hai người đánh xe ô tô nhà đi đến nhà ga xe hỏa cách đấy độ một chục cây số. Đến nơi, hai người dạo chơi phố, rồi vào hàng cơm nghỉ.Tâm bảo:- Bây giờ mợ đợi tôi ở đây, tôi về thăm bà cụ.- Phải đấy, nhưng đừng có ở lâu nhé. Cậu chớ quên rằng tôi đợi cậu ở đây đấy.Tâm mặc áo đi ra, để vợ ngồi trong căn phòng mát mẻ ở hàng cơm. Chàng đi theo một con đường đất đỏ, hai bên toàn cây dâm bụt lá xanh thẳm.Có đến 5, 6 năm nay, tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa. Hoặc có nghĩ đến, chỉ để lại tự chế riễu mình, khi còn nhỏ, đã có cái đời ở thôn quê là giản dị, và sung sướng. Chàng mơ màng yêu một cô thôn nữ, và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bạch dưới một túp liều tranh. Cái mộng ấy, bây giờ làm chàng khi nghĩ đến mỉm cười.Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế.Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay giây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghéo hèn ấy.Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫãn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân đồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiến gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước.Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:- Con đã về đấy ư?- Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được, vì Tâm thấy cái lãnh đạm của mình.- Bà ở đây một mình thôi à?Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:- Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.- Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác cả không? Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng. Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:- Đã lấy ai đâu. Con bé giở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy Bà cụ yên lặng một lát thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người.Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi:- Năm ngoái bác cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?. Tââm nhìn ra ngoài đáp:- "Như thường rồi". Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:- "Ở làng có ciệc gì lạ không? "Bà cụ trả lời:- Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm.Có tiếng người đi ở ngoài vườn. Bà cụ ngừng lại: Có lẽ nó về đấy. Rồi bà cụ cất tiếng gọi:- Trinh đấy phải không con? Vào đây, có cậu Tâm vừa về chơi.Một thiếu nữ lách cửa liếp bước vào. Tâm trông ra thấy một cô gái quê ăn mặc giản dị, nhưng sạch sẽ. Đôi mắt Tâm gặp đôi mắt cô ta, đen láy, mở to nhìn chàng:- Cậu Tâm đấy, con không nhớ ư?Cô Trinh mỉm cười:- Thưa, có ạ, ai chứ cậu Tâm thì quên thế nào được.Hình như lỡ lời, cô thiếu nữ cuối mặt, hơi e lệ. Cái cử chỉ ấy, và lời nói đã không làm cho Tâm cảm động, lại làm cho chàng hơi ghét. Cô gái quê mùa tưởng chàng để ý đến chắc? Vì vậy, Tâm cất tiếng hỏi hơi saÜng:- Thế nào, cô Trinh còn đợi gì mà không lấy chồng đi cho tôi ăn mừng.Thấy thiếu nữ không trả lời, Tâm để ý nhìn. Chàng thấy cô ta không thay đổi, tuy có nhớn lên mà vẫn là cái cô bé chơi đùa với chàng thuở còn nhỏ. Tâm nhận thấy, ở thôn quê, người ta không thay đổi mấy, và tính tình vẫn giữ được y nguyên. Nhưng chàng, thì chàng thay đổi khác hẳn rồi. Những kỷ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ratrẻ con và vô vị. Tâm không thấy có sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây giờ, chàng không khi nào có cái ý tưởng điên rồ đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ.Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả.Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ.Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy. Bà cụ nhìn theo khẩn khỏan:- Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.- Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm.Tâm lại an ủi:- Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:- Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho.Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt.Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra:- Thôi, bà ở lại. Chào cô Trinh nhé. Bảo tôi có nhời hỏi thăm tất cả họ hàng.Ra đến ngoài Tâm nhẹ hẳn mình. Chàng tự cho đã làm xongbổn phận.Khi Tâm bước vào hàng cơm, vợ chàng vui mừng lộ ra nét mặt, vì không ngờ chàng chóng thế. Trời hãy còn sớm. Hai vợ chồng rủ nhau đi ngắm cảnh, đợi đến chiều mát sẽ đi ô- tô về hứng gió.Hai người đi quanh quẩn trong phố, nhìn những cửa hàng nước tiều tụy của ta và những hiệu lớn của người Khách. Mặt trời xế ngang chiếu ánh nắng lóe vào mắt, và giải vàng lên trên những mái nhà tranh. Chợ đã vãn: những người đàn bà gồng gánh sắp ra về, trên mặt đất đầy những rác bẩn, những vỏ dưa, những lá gói: một cái mùi âm ấm bốc lên, cái mùi đặc biệt, hình như lẫn mùi đất, mùi ẩm, và mùi rác đốt. Tâm nhớ lại rõ rệt những ngày trẻ.Bỗng nhiên, Tâm giật lùi lại: Một bà cụ già khom lưng dựa bên một cô con gái, đi ra phía ga. Tâm nhận ra bà mẹ. Có lẽ bà cụ muốn được trông thấy con một lần nữa. Chắc bà tưởng Tâm đi xe hỏa. Chàng lộ vẻ khó chịu Bà cụ còn ra đây làm gì? Tâm sợ lúc bà cụ lại khóc lóc, để cố giữ chàng lại. Hay nắm lấy áo chàng mà kể lể giữa chốn đông người. Chàng tưởng nghe thấy những câu bình phẩm to nhỏ, và trông thấy những cái mỉm cười chế riễu của mọi người. Vợ chàng sẽ nói thế nào?- Thôi, chúng ta về ngay đi.Tâm nói như người sốt ruột, giật cánh tay vợ rảo bước mau.Đợi bà cụ đi khuất đầu phố, Tâm và vợ trở lại nhà hàng trả tiền, rồi đánh xe ra ngoài. Máy chạy đều, cái xe êm ru bắt đầu lướt trên đất.Khi đến chỗ quặt quá ga, bỗng nhiên Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Trong một giây, Tâm thấy cặp mắt đen láy của cô gái quê mở to ngạc nhiên nhìn mình.Tâm không ngỏanh lại chàng nghĩ đến bà mẹ, đến cô Trinh vẫn chơi đùa với chàng thuở nhỏ. Song những hình ảnh ấy như xa xăm lắm, và Tâm vẫn thấy dửng dưng không bận tâm trí. Giữa những kỷ niệm ấy với Tâm, như có một cái bờ ngăn cản: xe ô tô, vợ chàng, cái đời sang trọng, sung sướng của chàng hiện giờ.Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn vụt trốn lại sau như càng làm xa cách chàng với cảnh thôn quê cũ.

Tuyển tập Thạch LamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ