Bản đồng dao

2.1K 119 14
                                    

Hôm nay tôi không viết thêm  câu truyện nào . Tôi muốn gửi đến các bạn một đoạn đồng dao trong "  Đồng dao mẹ ngỗng".

Bản tiếng anh(*)

"My mother has killed me,

My father is eating me, 

My brothers and sisters sit under the table,

Picking up my bones,

And they bury them under the cold marble stones"

Dịch

"Mẹ giết tôi, 

 Cha ăn thịt tôi,

Anh trai và em gái ngồi dưới gầm bàn,

Nhặt xương tôi lên

Và chôn dưới mồ đá lạnh lẽo."

Nguồn gốc

Bạn biết không, đoạn đồng dao này bắt nguồn từ một câu truyên cổ có tên là " Cây bách xù".(**)

Câu chuyện ấy kể rằng có một người mẹ kế hết mực yêu thương con riêng của chồng mình. Nhưng điều đó không được bao lâu. Sau Khi bà ta sinh được một bé gái đáng yêu, tình yêu của bà thay đôỉ  thành sự ghét bỏ, bà luôn lấy cớ hành hạ cậu. Cũng vì thế ánh mắt cậu bé nhìn bà không còn tình cảm dành cho người mẹ nữa, nó trở nên kinh khủng. Bị ám ảnh bởi ánh mắt đó, nhân lúc chồng bà đi vắng, bà dùng búa chặt đầu cậu bé , đem thịt cậu băm nhỏ bỏ vào súp hầm kĩ . Người chồng về nhà không hề hay biết liền ăn hết súp, xương vụn ném xuống gầm bàn.Cô con gái là người chứng kiến toàn bộ cái chết của anh mình nên rất đau lòng bèn nồi dưới gầm bàn  nhặt xương anh chôn dưới gốc cây bách xù trong sân. 
Khi người cha lại đi xa  kiếm tiền .Một con chim bay ra từ cây Bách xù. Chim hát lên bài đồng dao và lao đến mổ chết người mẹ kế. Sau khi người mẹ kế chết. Chim đậu xuống đất hóa thành cậu bé.  Cậu bé đó liền  lấy thịt bà mẹ kế cắt nhỏ và bỏ vào súp. Người cha sau khi đi làm trở về, ngồi vào bàn ăn và bắt đầu ăn bữa ăn . Ông nhận thấy súp hôm đó có vị lạ hơn súp  lần trước bèn hỏi:
"Súp này là súp gì vậy?  "
Người con trai bèn trả lời
"  Thưa cha là súp thịt "
Người cha nghe vậy liền tiếp tục ăn ngon lành.


Phụ Chú

(*) Bản tiếng anh tôi tìm được một bản khác. Có nội dung tương tự . Nhưng vần điệu và từ ngữ hơi khác. Nếu bạn muốn nghe thử âm diệu của bài đồng dao trên. Cứ  vô YouTube gõ ra cụm từ "  My mother has kiled me " sẽ thấy.

(**) Về câu truyện" Cây bách xù"
Câu truyện này có nhiều dị bản khác nhau. Do đặc trưng truyện cổ là  tính truyền miệng.

Những Mẩu Truyện Kinh DịNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ