I.2. Thù lao và thanh toán chi phí
Khách hàng Việt Nam hay khách hàng nước ngoài ngoài yếu tố chuyên môn vấn đề họ quan tâm là thù lao của dịch vụ. Cùng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ như nhau, khách hàng sẽ chọn luật sư hay công ty (hãng) luật có mức phí thấp. Tuy nhiên, giá thấp chưa phải là vấn đề quyết định mà chỉ là một yếu tố để khách hàng cân nhắc.
Thông thường khi nhờ đến luật sư họ sẽ chủ động hỏi về các chi phí và khách hàng nước ngoài thù lao thường được coi là vấn đề nghiêm túc, thẳng thắn và sòng phẳng. Vì vậy, luật sư nên chủ động tính toán vấn đề chi phí với khách hàng nước ngoài, thông báo các chi phí cần thiết để họ chấp nhận hay không chấp nhận. Còn với khách hàng Việt Nam chưa quen với các vấn đề chi phí, nhiều khi không đặt vấn đề thù lao dịch vụ với luật sư mà thường chủ động dùng quà biếu để thay cho tiền dịch vụ. Đối với những dịch vụ có giá trị lớn luật sư tư vấn không được chấp nhận cách trả chi phí như trên.
Hiện tại chưa có một văn bản nào chính thức quy định về chi phí mà khách hàng cần phải trả cho luật sư tư vấn. Các đoàn luật sư hay công ty luật có quy định, cách tính khác nhau về chi phí luật sư. Một số luật sư hành nghề độc lập cũng tự định giá cho khách hàng. Theo Điều 55 Luật Luật sư, mức thù lao và phương thức tính thù lao dựa trên các căn cứ: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; kinh nghiệm và uy tín của luật sư; giờ làm việc; vụ, việc với mức thù lao trọn gói; vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định
Ngoài các khoản thù lao, khách hàng có thể thoả thuận với luật sư về việc thanh toán tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện yêu cầu của mình. Việc thanh toán các khoản chi phí thực hiện theo các quy định của pháp luật về kế toán (Điều 56, 57, 58).
Đối với những luật sư tư vấn làm việc với các khách hàng nước ngoài thông thường áp dụng cách tính thù lao như sau:
- Mức thù lao theo giờ. Thông thường khi khách hàng tiếp xúc với bạn, sau khi đã nắm bắt được nội dung công việc luật sư tư vấn chủ động thông báo cho khách hàng số giờ cần phải thực hiện và số tiền phải trả cho mỗi giờ đó.
- Mức thù lao hỗn hợp. Được tính theo giờ chung cho mọi luật sư tham gia cuộc giao dịch từ các luật sư lâu năm đến các luật sư mới vào nghề. Mức thù lao này căn cứ vào mức trả quy định chung cho mỗi luật sư, thời gian bỏ ra của từng luật sư cộng với một khoản tiền xê dịch lên xuống. Nhìn chung khách hàng thích trả tiền thù lao cho luật sư theo mức thù lao hỗn hợp vì họ biết rằng nếu có phát sinh vấn đề phức tạp trong giao dịch hoặc nếu công việc cần thêm thời gian của các luật sư lâu năm, thì họ vẫn phải chi trả cùng một mức thù lao hỗn hợp.
- Lệ phí trần. Khách hàng thường tìm cách giảm tối thiểu các chi phí pháp luật trong tổng chi phí của một giao dịch để tăng khả năng cạnh tranh của mình và giảm tới mức thấp nhất thiệt hại nếu vụ việc không thành công.
- Lệ phí cố định. Việc áp dụng giá cố định đối với những công việc nhất định ngày càng trở lên thông dụng. Một số khách hàng đã quen với mức lệ phí cố định theo quy mô của cuộc giao dịch. Lệ phí cố định giống như lệ phí trần, nhưng khác ở chỗ, lệ phí cố định khuyến khích luật sư tiến hành giao dịch và quản lý nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm tăng tối đa lợi nhuận.
Khi lựa phương thức lệ phí cố định, phải cân nhắc nên thu lệ phí về việc gì, liệu lệ phí tính theo mức quy định chung cho các luật sư là thấp hay cao hơn mức tỉ lệ cố định nói trên. Phương thức tính lệ phí này thường gồm có một phần lệ phí cho việc hoạch định giao dịch ban đầu và thường áp dụng đối với các khách hàng lớn, quen biết hoặc các khách hàng thuộc dạng ưu tiên đặc biệt.
Đối với cách tính này nên thoả thuận về khoản lệ phí cố định với các khoản lệ phí thoả thuận cho từng phần việc của giao dịch và các nội dung có tích chất điều kiện thông thường của một chương trình công việc đã thảo thuận, điều khoản về thanh toán và những trường hợp xem xét lại lệ phí.
- Tạm ứng tiền thù lao. Thông thường với các việc kéo dài hoặc không rõ sẽ kết thúc vào thời điểm nào, trong hợp đồng được ký kết giữa luật sư tư vấn và khách hàng sẽ có thêm điều khoản tạm ứng tiền thù lao trước. Điều khoản này có thể được thoả thuận và nêu rõ số lượng tiền tạm ứng, thời gian, địa điểm và phương thức thanh toán. Việc tạm ứng tiền chỉ áp dụng cho những việc có thù lao cao.
Hiện nay chưa có quy định nào vê việc luật sư tư vấn có quyền nhận tiền thanh toán trước cho các chi phí, về việc sử dụng, quản lý và bảo quản số tiền này khi công việc chưa kết thúc mà khách hàng và luật sư thường thỏa thuận với nhau bằng một hợp đồng tư vấn pháp luật trong đó nêu rõ thời hạn thực hiện dịch vụ, thù lao định mức được trả theo tháng hoặc theo quý.
Ví dụ, mỗi tuần luật sư phải có mặt hai ngày tại Công ty A và giải quyết hoặc giải đáp các vấn đề, thắc mắc liên quan đến pháp luật và hàng tháng Công ty A trả cho luật sư một số tiền cố định không phụ thuộc vào việc luật sư A giải quyết được bao nhiêu vấn đề. Ngoài tiền thù lao, luật sư cũng nên chỉ ra các khoản chi phí khác trong quá trình tư vấn như chi phí điện thoại, Fax, in ấn và photo tài liệu, lệ phí đi lại, thuế... Để tránh tình trạng tranh cãi nên nói rõ thời hạn thanh toán.
YOU ARE READING
Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật
De TodoLựa chọn khách hàngKhách hàng là nguồn sống, là đối tác của luật sư. Nói như vậy, có nghĩa rằng, luật sư phải có khách hàng, thu hút khách hàng, phải xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng, nhưng làm được điều đó, luật sư phải xây dựng uy tín và n...