kỹ năng tư vấn

243 2 0
                                    


II. KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
II. 1. Tư vấn trực tiếp bằng miệng

Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn bằng miệng là hình thức phổ biến. Với các vụ việc có tính chất đơn giản, các khách hàng Việt Nam thường gặp gỡ luật sư để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Tuy vậy, hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một quá trình lao động trí óc.

Vì vậy khi tư vấn trực tiếp bằng miệng cho khách hàng, luật sư tư vấn cần thiết phải tôn trọng một quy trình sau đây:

- Luật sư phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ thêm.
Thông thường, lần đầu tiên tiếp xúc, luật sư chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết.

Vì vậy, luật sư cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc. Luật sư tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan.

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn
. Những giấy tờ tài liệu này phản ánh diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất của vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn. Nếu không có những tài liệu này, việc tư vấn có thể sẽ không chính xác.

Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các văn bản giấy tờ, tài liệu có liên quan, luật sư phải dành thời gian để đọc các giấy tờ tài liệu đó. Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhất thiết phải được dịch ra tiếng Việt để hiểu đúng nguyên văn tài liệu đó, đồng thời cũng dùng đính kèm hồ sơ để sử dụng lâu dài.

Trong trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác.

- Tra cứu tài liệu tham khảo. Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sở cho các kết luận của mình là điều bắt buộc. Trong nhiều trường hợp khách hàng biết họ đúng họ không giải thích được và yêu cầu luật sư phải cung cấp cho họ cơ sở pháp luật để khẳng định yêu cầu của họ.

Đối với luật sư tư vấn việc tra cứu tài liệu tham khảo là điều bắt buộc bởi vì:

· Thứ nhất, để khẳng định với khách hàng rằng luật sư đang tư vấn theo luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của mình.

· Thứ hai, tra cứu tài liệu tham khảo giúp luật sư khẳng định chính những suy nghĩ của mình.


- Định hướng cho khách hàng. Về thực chất là việc đưa ra giải pháp bằng miệng cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Tuy vậy có thể sau khi luật sư đã đưa ra định hướng nhưng khách hàng không thực hiện những bước tiếp theo.

Một trong những nguyên tắc khi tiến hành tư vấn cho khách hàng là luật sư phải thể hiện thái độ trung thực, phân tích các vấn đề trên cơ sở pháp lý và luôn đứng về phía khách hàng của mình. Thái độ thiên vị, thiếu cơ sở pháp luật của luật sư có thể tác động đến khách hàng khiến họ thiếu tin tưởng vào luật sư.

Trong quá trình tư vấn, luật sư có thể kết hợp làm công tác của người hoà giải, giúp hai bên đương sự hoà giải, thoả thuận với nhau để tìm một giải pháp thoả đáng. Tuy nhiên, trong trường hợp hoà giải, luật sư phải cho khách hàng biết bản chất của vấn đề, tức là nếu đưa vụ án ra xét xử tại Toà án hoặc trọng tài họ sẽ được lợi gì và nếu tự hoà giải họ cũng sẽ được lợi gì.

II.2. Tư vấn bằng văn bản

Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành với những lý do sau:

· - Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp luật sư.

· - Khách hàng là người nước ngoài muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để luật sư tư vấn trả lời bằng văn bản.

· - Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích của họ.


Theo yêu cầu của khách hàng việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện theo hai hình thức: Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp đến gặp luật sư tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.
Khi thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên (luật sư và khách hàng) phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau. Theo quy định tại Điều 26 Luật Luật sư thì luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý và hợp đồng này phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:

· - Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;

· - Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;

· - Quyền, nghĩa vụ của các bên;

· - Phương thức tính và thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);

· - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

· - Phương thức giải quyết tranh chấp.


Trong trường hợp một bên yêu cầu thì hợp đồng phải được công chứng.

Nhìn chung, khác với tư vấn trực tiếp bằng miệng, tư vấn bằng văn bản tạo cơ hội cho luật sư thâm nhập hồ sơ kỹ càng và chính xác hơn, vì thế có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho khách hàng. Tuy vậy tư vấn bằng văn bản yêu cầu luật sư phải làm việc cẩn thận hơn, chu đáo và văn bản tư vấn đưa ra phải có độ chính xác, có cơ sở khoa học và đúng pháp luật.

Cũng như việc tư vấn bằng miệng, việc tư vấn bằng văn bản yêu cầu phải quán triệt các bước sau đây:

· - Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng.

· - Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần thiết.

· - Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn.

· - Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.

Kỹ năng chung về tư vấn pháp luậtWhere stories live. Discover now