Tiếp xúc khách hàng

26 1 0
                                    


I.3. Tiếp xúc với khách hàng: Một khâu quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tư vấn

Nói chung khách hàng Việt Nam hay khách hàng nước ngoài dù có khác nhau ở một số điểm nhưng họ đều tin tưởng và kỳ vọng vào luật sư nhiều điều. Vì vậy khi làm việc với khách hàng, luật sư phải có một số thao tác bắt buộc.

Trước hết, không được tỏ ra bi quan hoặc lạc quan thái quá sau khi biết được những thông tin đầu tiên của khách hàng. Cần lắng nghe, nếu một lần chưa đủ có thể đề nghị họ trình bày nhiều lần và yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu hoặc hẹn gặp để thông qua giao tiếp nắm được một cách cụ thể bản chất của vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Có những vấn đề khách hàng yêu cầu tư vấn ngay luật sư vẫn phải thận trọng trước khi đưa ra các kết luận, bởi một kết luận sai sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của khách hàng, làm giảm uy tín của bạn. Để đảm bảo cho tư vấn đạt kết quả, luât sư nên thực hiện một số điểm lưu ý sau đây.

I.3.1. Xem xét các mối quan hệ về lợi ích của đương sự với khách hàng mà mình đang tư vấn giúp họ.

Người luật sư trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được tư vấn cho hai khách hàng mà lợi ích của họ trái ngược nhau.

Vì vậy trước khi lựa chọn khách hàng bạn phải kiểm tra vấn đề mâu thuẫn về lợi ích, nếu có phải từ chối một bên khách hàng để bảo vệ mối khách hàng quen của bạn. Việc mâu thuẫn về lợi ích cũng có thể phát sinh ngay sau khi đã bắt tay vào công việc, luật sư phải ngừng ngay công việc cho các khách hàng khi có sự phát sinh đối kháng về lợi ích giữa các khách hàng. Một số trường hợp xung đột về lợi ích thường gặp:

· - Một khách hàng yêu cầu tiến hành tư vấn chống lại một khách hàng khác cũng là khách hàng của luật sư.

· - Cùng một lúc làm việc cho cả phía người bán và phía người mua trong một cuộc mua bán tài sản.

· - Một khách hàng yêu cầu tư vấn về một tài liệu mà luật sư đã soạn thảo cho một khách hàng khác.

· - Luật sư phải cùng một lúc tư vấn cho ngân hàng cho vay tiền và người vay tiền.

· - Luật sư làm việc cho khách hàng A trong khi bạn nắm được thông tin bí mật khách hàng B cung cấp và thông tin này liên quan đến công việc mà khách hàng A giao cho bạn.



Tại khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư có quy định các hành vi luật sư bị nghiêm cấm, cụ thể:

· a, Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật;

· b, Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

· c, Tiết lỗ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biét được trong khi thi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

· d, Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

· đ, Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

· e, Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

· g, Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

· Như vậy, khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư không quy định cấm cụ thể về luật sư tư vấn, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, luật sư tư vấn cũng không được tư vấn cho các khách hàng có quyền và lợi ích đối kháng nhau.

Kỹ năng chung về tư vấn pháp luậtWhere stories live. Discover now