"HỒ XUÂN HƯƠNG - HOÀI NIỆM PHỒN THỰC" - QUA THƠ ĐỂ HIỂU VỀ TÂM THỨC DÂN TỘC

146 1 0
                                    


(Bóc băng buổi Idea Hunting: Giới thiệu sách "")

Hồ Xuân Hương được biết đến với các bài thơ Bánh trôi nước, Mời trầu, Đề đến Sầm Nghi Đống vốn được giảng dạy trong nhà trường. Thơ của bà thường được giảng là than cho thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến và lời khẳng định về bản thân, thể hiện cái tôi riêng của Hồ Xuân Hương.

Trong thơ ca Trung đại, cái tôi của tác giả thường được giấu đi, đại từ nhân xưng thường bị ẩn, hoặc có xuất hiện cũng là một cái ta chung chung đại diện. Hồ Xuân Hương, với hệ thống tư tưởng sẵn có trong thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ, lần đầu đã tự khẳng định cái tên của mình, tự xưng tên Xuân Hương trong bài Mời Trầu. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy viết "Hồ Xuân Hương đã vi phạm một loạt những điều cấm kị", và những vi phạm, những cấm kị đó được ông trình bày rất rõ ràng, chi tiết trong quyển Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực.Trái ngược với hình ảnh Hồ Xuân Hương gắn cùng niềm bi ai sầu khổ về số phận bảy nổi ba chìm, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra một Hồ Xuân Hương khác, một Xuân Hương mạnh mẽ tuyên chiến với trật tự xã hội cũ. Một khía cạnh vô cùng thú vị được ông khai thác, đó là hoài niệm phồn thực trong thơ bà.

Sơ lược về Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương ra đời vào cuối triều Lê, trải qua đời Tây Sơn rồi triều Nguyễn, một giai đoạn với nhiều cơn biến loạn dồn dập. Bà quê gốc ở Nghệ An, sinh trưởng ở phường Khán Xuân gần hồ Tây,thành Thăng Long. Vào giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, khu vực ven hồ Tây rất phát triển, có nhiều đền chùa, trở thành một trung tâm văn hóa nghệ thuật sáng bừng cả đất kinh kỳ. Khí vị phong lưu còn lưu truyền đến ngày nay qua bài Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái, một bài phú có điểm qua các địa điểm nổi tiếng của Hồ Tây lúc bấy giờ.

Hồ Xuân Hương nổi tiếng với hai hình mẫu thơ. Hình mẫu đầu tiên là thơ Nôm, một khối lượng lớn tác phẩm được nhân gian truyền tụng. Thơ Nôm của bà được phổ biến rộng rãi, có nhiều bài chắc chắc là của bà viết, nhưng không thiếu những bài là do bị lẫn vào, được người đời thêu dệt thêm, hoặc thơ khuyết danh được gắn với danh tiếng bà.

Hình mẫu thứ hai là Hồ Xuân Hương của tập Lưu Hương ký, tập thơ tìm thấy năm 1962 bởi ông Nguyễn Thanh Mại. Trong đó, phong cách thơ của Lưu Hương ký khác hoàn toàn với thơ Nôm, bài trong Lưu Hương ký thường cảm thán nỗi lòng và gửi rất nhiều tình quân, nhưng tình quân trong tập sách ấy lại rất khác với những tình quân Hồ Xuân Hương viết và tặng sau này. Hơn nữa, thái độ với những người đàn ông thể hiện trong tập Lưu Hương ký so với trong thơ Nôm cũng hoàn toàn khác nhau. Có những bài thơ Nôm nguyên gốc của Hồ Xuân Hương không có mặt trong Lưu Hương ký, nhưng do phong cách giống nên ông Hoàng Xuân Hãn đã gộp chung chúng lại vào tập thơ này. Tập thơ này hiện giờ rất ít người nghiên cứu và truy tìm nguồn gốc, ngược lại, phần thơ Nôm của bà lại rất được chú ý. Thơ Nôm của bà cũng là lời khẳng định về một phong cách riêng biệt trong thơ Việt Nam. Từ khi thơ Nôm của Hồ Xuân Hương xuất hiện, trật tự thơ cũ của Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi. Giới hạn nghiên cứu của sách Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực chỉ ở các bài thơ Nôm của bà mà thôi, không đề cập đến Lưu Hương ký vì hai phong cách thơ quá đỗi khác biệt.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 27, 2018 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Thơ Hồ Xuân HươngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ