Ỷ LAN NGUYÊN PHI_Hậu cung sóng gió
"Nhân ngày 8/3, chúc Linh Nhân thái hậu ngày càng trẻ trung, xinh đẹp"
Lý Nhật Tôn lên ngôi ngót chục năm mà vẫn không chịu duy trì nòi giống. Giang hồ đồn đại, Thánh Tông ngại chuyện ngoại thích chuyên quyền nên bao năm nay vẫn né tránh "khởi nghiệp" với hoàng hậu Dương Hồng Hạc. Riết rồi người ta bắt đầu nghĩ vua đẹp trai mà lại mắc chứng khó đẻ.
Trong một diễn biến khác, nhà họ Lê ở hương Thổ Lỗi, tức Gia Lâm ngày nay, sản xuất được một cô con gái khá hay ho tên là Lê Khiết. Cô Khiết xinh thì vừa phải thôi nhưng lại được cái thần thái ngầu lòi và đầu óc thông minh bù lại.
Dạo ấy Thánh Tông cũng bắt đầu sốt ruột về đường con cái nên cứ hôm nào triều chính rảnh rang là lại vác mặt lên chùa cầu tự. Mùa xuân năm 1064, Thánh Tông đi cầu tự trên chùa Dâu. Xa giá đi tới đâu là gây ách tác giao thông tới đó. Hàng ngàn, hàng vạn trai thanh gái lịch đổ cả ra đường coi xem vua mặt ngang mũi dọc ra sao.
Cô Khiết cũng đi coi. Nhưng cô có đầu óc, nên cô cảm thấy với nhan sắc tầm trung của mình mà chen vào kia thì chỉ tổ làm nền cho thằng khác. Thành ra cô không chen, mà tìm một góc xa xa văng vắng cô đứng. Cô chọn đứng ngay cạnh khóm lan xấu nhất nên nhan sắc tầm trung của cô được tôn lên khá nhiều, lại cộng thêm thần thái ngầu lòi nên cũng thành ra một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Nhật Tôn bệ hạ nhìn xa xa thấy cái gì giống như là mĩ nhân tựa khóm hoa lan thì cảm thấy vô cùng hứng thú. Tiếng sét ái tình đánh cái roẹt. Thế là cô Khiết được đưa vào cung, lại được Nhật Tôn tặng cho cái tên Ỷ Lan để kỉ niệm lần đầu gặp gỡ. Nhật Tôn sống qua hơn 40 cái mùa khoai sọ mới gặp được mối tình đầu nên tỏ ra yêu chiều hết mực, “khởi nghiệp” vô cùng tích cực.
Năm 1066, Ỷ Lan phu nhân cuối cùng cũng giúp Nhật Tôn bệ hạ duy trì nòi giống thành công. Lý Càn Đức mới mở mắt 1 ngày đã được phong luôn làm thái tử. Ỷ Lan cũng được thăng chức thành Thần phi. Chỉ 2 năm sau, tức năm 1068, Thần phi Ỷ Lan lại tiếp tục chửa đẻ không biết mệt mỏi, sinh ra thêm một thằng cu. Ỷ Lan lập tức được phong thành Nguyên phi, cầm đầu đám phi tần.
Là một người có cái đầu đầy sỏi, Nguyên phi Ỷ Lan không bao giờ thèm tập trung vào nhan sắc của mình, vì nó cũng chẳng được bắt mắt cho lắm, chưa kể hiện tại còn là gái 2 con, thân hình phì lũ. Thay vào đó, Nguyên phi rất chịu khó phô trương trí tuệ siêu việt. Thi thoảng phát ngôn được mấy câu về đạo trị quốc khiến Nhật Tôn há mồm tròn mắt thán phục.
Năm 1069, Nhật Tôn thân chinh đi dằn mặt Chiêm Thành, giao cho Nguyên phi Ỷ Lan và thái sư Lý Đạo Thành ở nhà trông coi việc nước. Nhật Tôn đánh được Chiêm Thành nhưng bắt mãi không được vua Chiêm là Chế Củ nên bực bội dẫn quân về. Về được nửa đường, nghe giang hồ đồn đại bà Nguyên phi trị quốc giỏi vô cùng luôn, thì tự ái nam nhi nổi lên đùng đùng, chả lẽ đàn bà trị nước được mà mình đàn ông đi đánh trận lại tay không trở về. Thế là Nhật Tôn hùng hổ dẫn quân quay lại, quyết bắt cho bằng được Chế Củ. Tội nghiệp Chế Củ.
Năm 1072, Nhật Tôn bệnh nặng qua đời. Thái tử Lý Càn Đức lên ngôi, tức Lý Nhân Tông. Bà Dương Hồng Hạc ngần này tuổi đầu rồi mà chưa được một lần khởi nghiệp, khó chịu vô cùng. Nhưng bà vẫn chịu khó sống im hơi lặng tiếng trong cung mấy chục năm qua cũng chỉ để chờ tới giây phút này. Dương Hồng Hạc được phong làm Thượng Dương hoàng thái hậu. Và vì Càn Đức mới 7 tuổi, vẫn còn sửu nhi nên Thượng Dương thái hậu và Thái sư Lý Đạo Thành cùng nhau quản lý chuyện triều chính.Nguyên phi Ỷ Lan chỉ được phong làm Hoàng thái phi và không được tham gia triều chính. Thượng Dương thái hậu lần đầu nhiếp chính nên còn nhiều bỡ ngỡ, xử lí mọi việc hơi lộn xộn. Bà Ỷ Lan thấy thế thì bĩu môi: “Chả chuyên nghiệp gì.” Xong bà càng nghĩ càng tức vì mình đường đường là mẹ đẻ ra vua mà lại bị cho ra rìa.
Thế là bà tìm tới một người thừa khả năng lộng hành trong triều, và quan trọng nhất là có mối thù sâu sắc với Thượng Dương thái hậu, chính là Thái úy Lý Thường Kiệt. Ông này ngày xưa yêu bà Hồng Hạc, sau bị bà đem thiến (giang hồ đồn đại thế). Bài học rút ra cho chị em là chán chơi hoa rồi thì cũng chớ dại ngắt cành, kẻo sau này rước họa vào thân.
Được sự giúp đỡ của Lý Thường Kiệt, bà Ỷ Lan đã làm cho Càn Đức xuống chiếu phế truất Thượng Dương thái hậu. Thái sư Lý Đạo Thành cũng bị đày đi xa. Bà Ỷ Lan được tôn làm Linh Nhân hoàng thái hậu, được buông rèm nhiếp chính lần thứ 2 trong đời.
Dương Hồng Hạc cùng 72 cung nữ bị giam trong cung Thượng Dương. Lý Thường Kiệt từng yêu Hồng Hạc thắm thiết nên thấy cũng tội, nhưng chợt nhớ ra chim không hót thì thôi cũng kệ. Kết cục, Dương Hồng Hạc và 72 cung nữ bị bức chết, nói là cho đi theo Nhật Tôn cho có vợ có chồng.
Vụ này bà Ỷ Lan làm trong lúc đang ba máu sáu cơn. Sau này càng nghĩ càng thấy tội nghiệt nặng nề. Nhưng người thì đã lỡ tay bức chết cmnr nên chỉ còn cách tích cực xây chùa chiền, làm từ thiện để chuộc tội.
Bà Ỷ Lan sống khá thọ, tới năm 1117 mới chịu lên bàn thời ngồi bóc chuối, tổng cộng qua được 73 cái mùa khoai. Mấy chục năm làm thái hậu, bà Ỷ Lan xây được vô số chùa chiền, tích được vô số công đức. Nhân dân tôn bà là Quan Âm bồ tát, và còn ví như cô Tấm trong truyền thuyết dân gian.
P/s: Ỷ Lan_Hồng Hạc giống với Chân Hoàn_Nghi Tu trong Hậu cung Chân Hoàn truyện vãi ra. Không biết tác giả Lưu Liễm Tử có từng tham khảo qua lịch sử Việt Nam không
#việt_nam_một_lịch_sử
#ỷ_lan_nguyên_phi
#thượng_dương_thái_hậuNguồn: Săn Mộ
BẠN ĐANG ĐỌC
Sưu Tầm Sử Việt
Historical Fiction"Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam." ( Hồ Chí Minh) "Tại sao người Việt Nam có thể chiến đấu không biết mệt mỏi trong gần 100 năm, trong điều kiện khó khăn như thế, trong tương quan lực lượng như vậy, tại sao họ đã luôn chi...