Muốn rõ võ công của Trần Hưng Đạo, tất trước phải xét đến lực lượng binh bị, tổ chức quân sự và tinh thần quân nhân đương thời.
Theo các sử cũ, sách xưa, thì binh chế đầu đời Trần đại khái như thế này:
Toàn thư, quyển 5; Cương mục, quyển 6 có chép:
Tháng ba, năm Kỷ Hợi22 (1245), tuyển trai tráng làm binh lính, chia ra ba bậc thượng, trung và hạ.
Tháng hai, năm Tân Sửu23 (1247), tuyển những người có sức mạnh, am hiểu võ nghệ, sung làm Thượng đô túc vệ (Toàn thư, quyển 5, tờ 12a);
Cương mục, quyển 6, tờ 20b-21a chép:
Tháng hai, năm Bính Ngọ (1246), biên định quân ngũ:
Lựa những người khỏe mạnh sung vào quân Tứ thiên, quân Tứ thánh, quân Tứ thần24.
Các lộ Thiên Trường25 và Long Hưng đặt làm quân Nội Thiên thuộc, quân Thiên cương, quân Chương thánh, quân Củng thần.
Các lộ Hồng (nay là Hải Dương), Khoái (nay thuộc Hưng Yên) đặt làm quân Tả Thánh dực và Hữu Thánh dực.
Các lộ Trường Yên (nay thuộc Ninh Bình), Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình) đặt làm quân Thánh dực, quân Thần sách.
Còn thì sung làm Cấm vệ; ba bậc Cấm quân sung làm đoàn đội trạo nhi (tay chèo thuyền)26.
Tháng hai, năm Tân Dậu (1261), tuyển dân đinh các lộ; phàm người khỏe thì cho làm binh lính; còn thì sung làm sắc dịch ở các sảnh, viện, cục và làm đội tuyển phong ở các lộ, phủ, huyện (Cương mục, quyển 7, tờ 1b).
Tháng tám, năm Đinh Mão (1267), chế định quân ngũ.
Quân gồm 30 đô, mỗi đô có 80 người; tuyển trong họ tông thất lấy người thông võ nghệ, sáng binh pháp để coi quản (Toàn thư, quyển 5, tờ 31a-b).
Ngoài ra còn có quân Tứ xương là những binh lính phải thay phiên nhau, canh giữ bốn cửa ngoài thành. Song, hạng quân Tứ xương này không bì được với quân Cấm vệ (Cương mục, quyển 6, tờ 9a).
Khi đánh Mông Cổ lần đầu (Đinh Tỵ, 1257), nhà Trần còn có quân “Tinh cương”, nên vua Trần Thái Tôn có hỏi Thái úy Trần Nhật Hiệu rằng “quân Tinh cương ở đâu?”
Mục “Binh chế” trong An Nam chí lược (quyển 14, tờ 6a-7a) của Lê Tắc có chép: Quân không có số nhất định (định tịch) tuyển những người khỏe mạnh trong dân đinh làm lính. Năm người là một ngũ; mười ngũ là một đô. Lại cân nhắc lựa lấy hai người lanh lẹ, tài tuấn cho giữ việc rèn luyện võ nghệ27. Lúc điều động thì gọi ra lính, lúc yên hàn thì cho về làm ruộng.
Các ngạch quân chia làm thân quân, du quân, và vương hầu gia đồng.
Thân quân:
1) Thánh dực đô,
2) Thần dực đô,
3) Long dực đô,
4) Hổ dực đô,
5) Phụng nha quan chức lang.
(Từ đây trở lên đều có tả hữu cả)28.
Du quân:
BẠN ĐANG ĐỌC
Trần Hưng Đạo - Góc nhìn sử Việt | Hoàng Thúc Trâm
Historical FictionTác phẩm: Trần Hưng Đạo - Góc nhìn sử Việt. Tác giả: Hoàng Thúc Trâm. Dành cho những ai muốn tìm hiểu về Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn. Reup: Wattpad © diecnguyenvichi