Hoa Cam

116 10 0
                                    

Xuân Trường nhớ một người. Nhớ một cậu trai ngày ngày mang theo túi hạt cam treo lủng lẳng bên hông, thi thoảng lại lấy sợi dây lưng bện vào cho thật chắc để mỗi bước chạy túi hạt cam không đứt mà văng đi. Anh nhớ cái nụ cười răng khểnh he hé  lấp ló ẩn hiện nơi khoé môi người kia khi người đó nói về ước mơ với cái vườn cam bé bé trồng bằng túi hạt cam treo lủng lẳng. Anh nhớ, nhớ giọng ai đầy quyết tâm hẹn anh một bến đỗ sau những ngày xông pha nơi trận mạc, cho anh một khoảng trống trong cái ước mơ bé bỏng của người đó. Ước mơ bé thật bé nhưng anh cảm giác như thể anh có được một hạnh phúc to to, không câu nệ, phụ thuộc mà tự nguyện đáp ứng. Và hơn hết anh nhớ đôi mắt sáng ngời ngời rõi theo anh, long lanh như giọt sương trên lá, chào tạm biệt khi anh đi trên chuyến xe Nam Tiến.

Đôi lúc anh nghĩ, sao cuộc đời lại trôi nhanh như thế, ấy thế mà đã mười mấy năm trôi qua, Việt Nam mình cuối cùng đã tự do độc lập. Hành trình mười mấy năm anh đi không mỏi, không mệt và chẳng thấy đau. Những đêm rừng máu chảy ngấm vào sông đi nuôi tán cây che chở cho con người chả làm anh thấy trùn bước. Bởi lẽ, lời hứa ta trao nhau, lời hứa nằm trên khuôn ngực thổn thức phập phồng vẫn như tiếng chuông vang lên mỗi lần mỏi mệt. Lắm khi, Xuân Trường cảm tưởng như mình bỏ xác trên chiến trường, với khói bụi đau thương, lắm lúc anh vẫn nghe thấy tiếng gào thét như xé lòng của đồng bào ta chống giặc. Nếu không có mặt dây chuyền hổ phách hạt cam nằm trên cổ, gợi cho anh hình ảnh một con người đang ngóng trông từng ngày thì chắc anh cũng phát điên mà xông vào đồn giặc bắn cho hả cơn giận dữ.

Có lẽ người đó đã đau lòng, người đó liệu có nhớ đến anh? Nhớ những chiều ta huấn luyện bên nhau? Nhớ những đêm trực ban thủ thỉ cho nhau nghe dưới ánh trăng bàng bạc. Người đó khóc lóc, có bàng hoàng khi nghe tin Lương Xuân Trường đã hi sinh? Người đó có đau đớn tiếc thương? Và liệu người đó có chấp nhận anh nếu anh trở về sống sót.

Lương Xuân Trường thở mạnh ra, anh đóng cuốn nhật kí trên tay rồi nhìn ra ô cửa sổ trên đoàn tàu lửa. Những tán cây cứ nối nhau chạy ngược hướng với hướng đi của đoàn tàu tạo thành những dải xanh xanh lướt qua mắt anh, trải dài hai bên đường. Anh cầm lấy mặt dây hổ phách hạt cam mà khẽ miết lấy nó. Nó đã trở thành thói quen anh không thể bỏ được mỗi khi anh bồi hồi và lo lắng, việc cảm nhận miếng hổ phách lành lạnh trên đầu ngón tay khiến anh yên tâm đi đôi mươi phần.

Từ xa xa, thành phố xuất hiện sau những rặng cây trải dài. Cảm giác như tàu chạy nhanh khi chẳng mấy chốc đoàn tàu đã cập bến ga Hà Nội.

Xuân Trường sau khi xuống xe đã về vị trí quân khu 2 để giải quyết vấn đề giấy tờ, chủ yếu là tờ giấy báo tử của anh đã về trung ương từ năm 1969. Nhầm lẫn là chuyện thường tình, huống chi năm đó anh cũng nghĩ mình sẽ ra đi trên chiến trường miền Nam nếu không phải vì sự chăm lo của những người nông dân.

Đến quân khu, anh được hướng dẫn lên tìm đồng chí bí thư, vừa bước vào cửa anh đã nghe tiếng kêu lên khe khẽ của đồng chí bí thư, đồng chí chạy vội ra, tay bắt mặt mừng.

"Ôi! Thật sự là anh! Anh còn sống! Mấy hôm trước em đọc thông tin bên mặt trận phía Nam gửi mà em cứ ngỡ mình mơ! Em thực không ngờ!"

Văn Toàn kéo tay anh ngồi vào bộ bàn ghế trước bàn làm việc, rót cho anh một tách trà. Rồi y nhìn anh, cái nét mặt vừa mừng vừa như sắp khóc đến nơi.

"Anh biết không, năm đó nghe tin anh hy sinh bọn em đã rất đau buồn. Đặc biệt là Công Phượng. Nghe tin xong nó suy nhược cơ thể nhiều lắm anh ạ. Yếu đến mức chả làm việc ở đây được nữa đành bị điều đi nơi khác làm bí thư khích lệ người dân tăng gia sản xuất."

Văn Toàn thở dài - "cái thằng.. Nó chắc phải đau lòng lắm..không biết bây giờ anh suất hiện, biểu cảm nó ra sao?"

Hai người hàn huyên tâm sự với nhau cả buổi. Xuân Trường kể cho y nghe về những sự việc đã sảy ra trong gần hai mươi năm chiến đấu. Anh kể về sự ác liệt và hung tàn của bom đạn khói lửa, những đau thương, sự đau đớn của thằng nhóc dẫn đường cho anh khi nghe thấy tiếng súng, tiếng bom vang rộn trên cái buôn làng của nó. Họ nói chuyện đến gần khuya rồi Xuân Trường mới xin phép đi nghỉ trong cái sự níu kéo của Văn Toàn.

Vấn đề giấy tờ của Xuân Trường được giải quyết khá nhanh, sau một tháng các hồ sơ của anh đã không còn con dấu đỏ nữa. Anh sau đó xin nghỉ phép một vài tuần để đi tìm Công Phượng. Dĩ nhiên anh không nói hẳn ra, chỉ hơi bóng gió nói về nó. Văn Toàn cũng hiểu ý, y nói cho anh biết hiện tại Công Phượng đang ở Nghệ An, hình như là làm nghề trồng cam tại thi thoảng lại thấy gửi cam lên cho Toàn.

Xuân Trường đi Nghệ An. Nghệ An lại lần nữa đón anh bằng cái tiết trời thu đã bớt oi bức nhưng vẫn đượm cái chất mằn mặn của biển. Xuân Trường hoài niệm về những ngày xưa xưa cũ ấy rồi để đôi chân mình bước đi, đi theo những chỉ dẫn mờ nhạt của Văn Toàn và những người bạn của anh. Chả ai rõ Phượng ở đâu cả, chẳng một ai, nhưng họ vẫn gắng sức chỉ cho anh đoạn đường đến nơi có khả năng có Phượng ở đó.

Anh cứ đi thế mãi, mệt thì nghỉ, khoẻ lại đi. Dừng chân ở các hợp tác xã, hỏi han thông tin xem có ai biết đến cậu cựu ban thông tin từng làm cho xã của tỉnh.

Đi mãi như thế cho đến một ngày, ngày thứ mười một, anh đi lạc vào một vườn cam đương đâm những nụ hoa trắng muốt. Hoa cam nở, bông nụ, bông nở, bông rụng đầy trên những mảnh lưới lót gần gốc. Đang đi như vậy anh bỗng thấy một căn nhà be bé nằm lọt thỏm giữa vườn cam. Căn nhà nhỏ bé thực sự, trông như thể nó chỉ dùng cho một người mà thôi. Phía sau căn nhà đó, bên trong một ô đất be bé là một tấm bia đá lập lên sừng sững.

Vừa nhìn thấy anh thấy tim mình đập rộn ràng. Liệu đây có phải là nơi anh tìm kiếm? Liệu đây có phải là hiện thực của ước mơ bé nhỏ kia. Anh nuốt khan, bước chầm chậm đến gần tấm bia đá.

"Để tưởng nhớ Lương Xuân Trường" dòng chữ được khắc gọn gàng tên mặt đá. Anh thấy tim mình hơi nhói lên, không hẳn là đau nhưng đủ để anh thấy bối rối.

"Soạt" tiếng động phía sau lưng làm anh giật mình, đứng thẳng người, quay lưng nhìn về phía tiếng động vừa phát ra. Một người đàn ông đứng đấy, đôi mắt nhìn anh khẽ ánh lên, long lanh như giọt nước kia sắp trào ra khoé mắt.

"Anh..." - người kia ngập ngừng, đứng trân trân nhìn, mãi mới nói ra được một tiếng -"Anh là thật..hay...?"

Xuân Trường đến bên người đàn ông, anh cầm lấy bàn tay chai nổi sần trên từng đốt kia mà áo vào má mình. Người đàn ông hơi rùng mình khi chạm vào gò má anh nhưng rồi nhanh chóng trở nên âu yếm. Công Phượng bật khóc, những giọt nước mắt như thể bị dồn nén suốt bao năm qua đã thực sự đầy ắp trào ra khỏi tuyến lệ rơi ra, lăn dài trên gò má. Công Phượng dùng hai tay, quyến luyến mà sờ lấy từng chỗ nhỏ trên gương mặt người kia.

Xuân Trường cũng khóc, anh nhanh chóng ôm lấy con người bé nhỏ kia cho thoả nỗi nhớ mong, vùi mặt vào bờ vai người kia, vẫn cái mùi cam thơm thơm ngày xưa nhưng giờ nồng nàn và chân thực hơn tất cả các mảnh kí ức về thời thiếu niên của anh đến vạn lần. Mặt dây hổ phách hạt cam khẽ đụng vào nhau, lời hứa năm xưa đã hoàn thành.

"Anh đã về."

End.

(Trường - Phượng)Mùa Hoa RụngWhere stories live. Discover now