Niềm vui chóng tàn

263 4 0
                                    

Hanna: Nếu bạn đang nghiện ngập fb, mua sắm, tiệc tùng các thứ và cảm thấy trống rỗng sau những cuộc vui ấy thì nhất định phải đọc bài này. Có thể nó sẽ khiến bạn thay đổi đấy! Riêng phần mình, bài viết này thực sự làm mình thức tỉnh nhiều lắm. Một thời gian mình bị nghiện fb và mua sắm, dù bản thân biết rõ là không tốt và phải "cai nghiện". Nhưng nó khiến mình có một niềm vui mà mình gọi là "không lành mạnh". Khi lướt fb và cầm trong tay món đồ vừa đặt trên mạng, mình hân hoan, vui sướng lắm, nhưng sau đó thì lại dằn vặt bản thân mình vì phí cả thời gian và tiền bạc. Một vòng tuần hoàn, làm rồi hối hận, cứ trôi đi, đến khi mình đọc được bài viết dưới đây và hiểu rõ lí do của sự chán nản ấy. Và không chần chừ hành động để thay đổi, từ bỏ những niềm vui ngắn hạn, chóng tàn để tìm lại sự an yên, thanh thản mà mình từng mất đi.

P/S: Bài khá dài, nhưng hãy xem đây là một thử thách cho bản thân bạn nhé. Đến việc đọc 1 bài viết dài mà còn không làm được, thì bạn có kiên trì để làm việc gì?

NIỀM VUI CHÓNG TÀN VÀ NIỀM VUI VỮNG BỀN

Đã bao giờ, bạn order đồ ăn online xong, rồi ngay sau đó bạn cảm thấy hối hận?Đã bao giờ, bạn làm tình xong, cảm giác còn lại chỉ là sự trống rỗng?Và chắc hẳn, bất cứ ai trong chúng ta không ít thì nhiều, cũng đã từng nghiện lướt mạng xã hội, vui vẻ check likes, còm, và rồi không cảm thấy gì nữa...Những niềm vui đó, sao lại chóng tàn đến vậy?Nhưng, cũng có những lúc ta vui quá chừng! Khi chứng kiến ánh ban mai chiếu qua kẽ lá đung đưa trong gió, báo hiệu một ngày mới đầy hứa hẹn; hay cuộc trò chuyện sâu sắc với một người bạn dễ mến; hay niềm vui khó tả khi ta vừa hoàn thành một công việc ý nghĩa nào đó. Những niềm vui này, khi cuộc vui đã tàn, thì vẫn để lại trong ta một cảm giác sảng khoái, vương vấn, kéo dài.Những niềm vui đó, tại sao chúng lại tràn đầy đến thế? Và liệu ta có thể có nhiều hơn chúng trong cuộc sống của ta không?Bài viết là chút chia sẻ để chúng ta cùng nhau đối phó với cơn bĩ cực thỏa mãn nhất thời của chủ nghĩa tiêu thụ hiện đại, và hướng đến những niềm vui giá trị, lâu bền hơn.Giải trí, giải trí nữa, giải trí mãiNếu các bạn vào kiểm tra top 100 kênh youtube tại Việt Nam (tháng 5/2019), bạn sẽ không bất ngờ mấy khi thấy hầu hết 100 kênh đều là kênh giải trí, ăn uống, tin tức giật gân cả. Và không chỉ riêng Việt Nam, mà ngay cả trên toàn thế giới, thì đại dịch tiêu thụ, giải trí vẫn đang lây lan với tốc độ chóng mặt, dẫn đến hệ quả nặng nề cho môi sinh và cả cho sức khỏe tâm lý của nhân loại nói chung.Nguyên nhân của tình trạng này, có nguồn gốc sâu xa từ tâm lý cạnh tranh khốc liệt của các bầy đàn loài người từ thuở sơ khai, mà người viết sẽ làm rõ hơn trong một bài khác (Lược sử Quyền lực: Đàn ông và Địa vị).Lướt nhanh đến hiện tại, có thể thấy, chủ nghĩa tiêu thụ là kết quả từ tình trạng kỹ nghệ phát triển tột bực dẫn đến cung vượt cầu; thế nên để đảm bảo sức cạnh tranh, các nhà nước, tập đoàn tư bản, đã phải ra công khuyến khích chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa tự do cá nhân để kích cầu. Và thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển và thịnh hành của Internet, thứ đã trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho chủ nghĩa tiêu thụ.Muốn trở nên khác biệt? Hãy mua quần này, áo nọ, trang sức này, phương tiện nọ.Muốn nền kinh tế giữ đà phát triển, cạnh tranh trong trường quốc tế? Hãy khuyến khích sự lưu thông của đồng tiền.Từ cấp độ vi mô cá nhân đến vĩ mô giữa các quốc gia là những sự tranh đấu không ngừng.Nói đến vĩ mô là một câu chuyện dài, cho nên trong giới hạn bài viết này, mình chỉ bàn đến cá nhân mỗi chúng ta thôi; vậy chính xác chủ nghĩa tiêu thụ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân ta ra sao?Cơn bất mãn từ những thỏa mãn nhất thờiThỏa mãn nhất thời là gì?Là những niềm vui, mà khi cuộc vui đã tàn, bạn không còn cảm thấy gì nữa.Thông thường, những thỏa mãn về mặt giác quan (cảm giác, thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác), sẽ chỉ đem lại niềm vui chóng vánh. Bạn thích nghe nhạc, nghe một hồi xong, nhạc tắt, tâm trạng bạn cũng tắt luôn.Bạn buồn buồn order đồ ăn trên Delivery now, ăn no nê xong, bạn cảm thấy hối hận.Bạn coi một bộ phim dài tập, một bộ manga, một cuốn tiểu thuyết (ngôn tình), video gaming, 1 series video suggestion trên youtube, porn... rồi khi tất cả chúng chấm dứt, bạn thấy chán nản, rồi cuối cùng không biết làm gì với bản thân...Không những thế, cũng có những niềm vui về mặt tâm lý có chung sự chóng tàn như vậy, mà đại diện tiêu biểu là nghiện mạng xã hội, và nghiện mua sắm.a. Nghiện mạng xã hộiBạn đã bao giờ tự hỏi tại sao vài cô gái xinh xắn lại selfie quá nhiều trên facebook và instagram? Đó là bởi họ luôn trong tâm trạng bất an, cầu sự khen ngợi của người khác. Thế nhưng, việc đạt được thành tích nào đó, hay viết một status nhiều suy tư là quá khó khăn, cho nên họ chọn giải pháp nhanh gọn hơn đó là chụp ảnh đẹp. Và các bạn cũng đều biết là người ta thích trai gái đẹp, đồ ăn trông ngon, và khung cảnh nên thơ đến thế nào rồi.Cái quan trọng là, sau khi post những tấm ảnh đó, nhận like còm ào ào như cơn mưa, thì niềm vui chẳng chóng thì chầy cũng bay nhanh như cách nó đến.Não bộ con người vốn có cơ chế cực kỳ nhạy cảm và thích thú với lời khen ngợi, bởi vì qua hàng triệu năm tiến hóa khốc liệt, việc nhận được sự công nhận của bầy đàn là yếu tố sống còn đối với một cá thể. Nay, mạng xã hội đã hình tượng hóa lời khen ngợi thành những cú like, và đẩy lên cực đỉnh cái ham muốn được bầy đàn công nhận đó của chúng ta; bởi chỉ với vài chục phút trên mạng, không cần quá cố gắng, chúng ta đã có thể nhận được số lượng lời khen còn nhiều hơn tổng những lời khen ngoài đời mà ta có thể nhận suốt cả một năm qua.

Hành Trang Tuổi TrẻNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ