01
Tối qua, có cô bạn nói chuyện với tôi, ra trường đi làm 7 năm, 28 tuổi, trong tài khoản hiện tại của nó chỉ có vỏn vẹn 10 triệu.
10 triệu, là toàn bộ tài sản nó có trong tay, con số ấy khiến nó cảm thấy khủng hoảng. Nó không ngừng tự dằn vặt mình, chẳng lẽ, 28 năm vừa qua, nó sống vô dụng tới thế?
Bố mẹ nuôi nó học đại học, học phí mỗi kì hơn đứt 10 triệu. Mà 10 triệu đấy, nếu dùng để nuôi con nhỏ, khéo còn chẳng đủ tiền sữa, tiền tã một tháng.
Nó nói cuộc đời nó đã gặp được rất nhiều người, ai cũng giỏi giang. Người ta cứ lần lượt vượt qua nó, để nó ở lại với nỗi thất vọng về chính mình.
Cùng một đường chạy, trong khi người khác đã chạy được 4 vòng, nó vẫn đang loay hoay hoàn thành nốt vòng chạy đầu tiên, còn đối thủ vẫy vẫy tay về phía nó: "Haha, cố lên bồ, bồ làm được mà!".
Nhưng chỉ có nó biết, nó đã cố hết sức rồi.
Ngày trước, nó đã làm đủ thứ công việc, từ gia sư, nhân viên nhà hàng, bán sim điện thoại, bán bảo hiểm, cô giáo mầm non. Nó đã thử qua rất nhiều ngành nghề, nhưng đến bây giờ, nó vẫn không có tiền.
Dù không phải người theo chủ nghĩa nữ quyền, nhưng nó vẫn hy vọng mình có đủ năng lực nuôi sống chính mình cũng như cô con gái mới sinh của nó. Nó muốn thể hiện được giá trị của mình, nên tìm tới tôi để xin lời khuyên.
02
Eckhart Tolle – nhà tâm linh học nổi tiếng của Đức từng nói, chỉ khi sinh mệnh và cơ thể có sự hòa hợp, khỏe mạnh thì tâm hồn mới tự do, thoải mái, mới có thể đưa ý chí mình lên mức cao nhất, khiến cho mỗi phút mỗi giây đều tràn ngập hạnh phúc. Thứ sức mạnh này đến từ nội tại, không bị bên ngoài quấy nhiễu, nhưng chính bạn phải là người bắt đầu và duy trì nó bằng cách làm những việc mà bạn thích.
Tôi cảm thấy nó rất ý nghĩa, làm được việc mà mình thích mới là quan trọng nhất. Câu hỏi có bao nhiêu tiền tiết kiệm mới hạnh phúc cũng giống như hỏi một học sinh cấp 3, thi được bao nhiêu điểm mới thấy hài lòng vậy.
Đối với học sinh lớp chọn, 8 điểm đã là thất bại. Đối với học sinh top dưới, 6 điểm cũng là mơ ước. Đối với những đứa trẻ bố mẹ là giáo sư này, tiến sĩ nọ, việc bị trừ 1 điểm trong bài thi cũng có thể bị mắng cả ngày. Nói chung, mỗi người có mức yêu cầu riêng, và khi không đạt được nó, chắc hẳn ai cũng thấy buồn chán.
Có lần, tôi cùng đồng nghiệp thảo luận về vấn đề tiết kiệm. Có anh ở quê vừa giải tỏa đất nói: "Sau 30 tuổi, để chuẩn bị sẵn cho những tình huống bất ngờ phát sinh thì phải có 1 tỷ tiền tiết kiệm nếu đã lấy chồng lấy vợ, còn độc thân thì cũng phải có ít nhất 600-700 triệu".
Tôi trêu: "Tiết kiệm nhiều tiền thế để làm cái gì?".
Anh ấy phân tích cụ thể: "Nếu bỗng nhiên cậu gặp chuyện bất trắc, bệnh viện yêu cầu nộp một lúc một cục tiền, thế cậu sẽ đưa tiền để được sống? Hay là bỏ viện về nhà luôn?".
Tôi nói: "Nhưng công ty mình có tiền bảo hiểm mà".
Anh ấy nói: "Nhưng bệnh của cậu chỉ 3-5 ngày là xong đời, thậm chí 48 giờ, 24 giờ mà không được điều trị ngay, cũng ra đi. Có bảo hiểm nào nhanh được như vậy không?".
BẠN ĐANG ĐỌC
Hành Trang Tuổi Trẻ
عشوائيChia sẻ vì mục đích phi lợi nhuận. Gồm các bài viết dành cho những người trẻ đang chênh vênh giữa cuộc đời này....