1. Blowin' in the wind

73 2 0
                                    

Có người từng hỏi, vì sao Hi Văn không trở thành nhà văn như cô ấy muốn, mà lại tiếp tục ở trong làng giải trí? Tiền cô ấy kiếm được bao năm qua cũng không phải là ít, đủ để cho 2 anh em cô học xong hết đại học mà vẫn còn dư dả mỗi năm du lịch một lần.

Khi đó, cô ấy chỉ khẽ khàng đáp:

"Vẫn chưa hết hợp đồng với công ty, làm sao nghỉ được chứ?"

Nhưng mà bản thân Hi Văn hiểu rõ nhất: chỉ làm diễn viên mới nhiều tiền thôi. Không chỉ là học phí của 2 anh em, sau này cô ấy còn dự định mở một cửa hàng cafe sách. Khi đó, riêng tiền mặt bằng, mua cafe, máy pha, nội thất, nhân viên... rồi mỗi tháng lại tiền lương, tiền nguyên liệu, điện nước... Cần biết bao nhiêu là tiền. Nếu ước mơ của bạn là an nhàn uống cafe, ngắm đường phố và viết tiểu thuyết. Thì trước tiên bạn phải có tiền đầu tư cho ước mơ đó đã.

Chưa kể, 6 tháng đầu kinh doanh phải xác định lỗ vốn! Nhỡ đâu sách của cô không bán được? Chẳng ai thèm đọc thì sao? Thế thì lại càng cần chuẩn bị nhiều tiền một chút, phòng xa vẫn đỡ hơn là nghèo đói.

Nên là, đã lớp 12 rồi, Hi Văn vẫn tham gia các show truyền hình, quay quảng cáo và dự sự kiện đều đều. Thực ra, cái sự đều đều này sẽ chỉ kéo dài tới tháng 11 thôi, rồi sau đó cô còn phải ôn thi đại học nữa chứ. Chả lẽ lại học mỗi trung cấp với cao đẳng? Để rồi bị mang tiếng người đẹp não tàn?

Vừa đẹp vừa có tiền lại giỏi khó lắm chẳng đùa!

Vấn đề lớn nhất của Hi Văn chính là Toán - Lý - Hóa. Môn nào có thể học thuộc lòng thì sẽ học thuộc, nhưng môn nào cần động não suy nghĩ thì cô... chịu. Bởi những con người lương thiện đơn thuần, nào có nghĩ được gì sâu xa, như là đại số với lượng giác chẳng hạn?

Để giải quyết vấn đề này, Bách Lâm đã cho tìm gia sư để dạy thêm giúp cô ấy. Ông chú u40 này, thay vì nói là giống như người cha che chở cho 2 anh em nọ, thì lại giống sugar daddy của Hi Văn hơn.

                                                                                                  ***

Hi Văn bắt đầu ký hợp đồng làm mẫu nhí với một công ty đào tạo người mẫu nhỏ gần nhà từ năm 4 tuổi. Công ty thấy cô có tố chất đóng phim tốt, đặc biệt là mấy cảnh khóc (người ta cũng chỉ cần trẻ con dễ khóc dễ cười thôi mà), nên chuyển cô sang một công ty đào tạo diễn viên. 5 tuổi thì mồ côi cha mẹ, sau đó, đóng phim trở thành kế sinh nhai. Trong mắt cô ấy, chỗ dựa duy nhất là anh trai 8 tuổi: lại chỉ như chỗ dựa tinh thần. Một đứa trẻ 8 tuổi có thể làm được gì chứ? Người lớn tiếp theo ở bên cạnh cô ấy là quản lý kiêm lái xe. Chú ấy cũng là người đầu tiên khiến Hi Văn thấu hiểu rằng:

- Trách nhiệm, chính là làm tốt công việc của mình để có tiền

Hi Văn có thể khóc vì mệt, đói lả người, ngủ gật trên xe, thậm chí sốt cao, nhưng chú không bao giờ đưa cô đi bệnh viện hay cho cô nghỉ.

"Nốt cảnh này nữa là xong rồi, sau đó uống thuốc về nhà ngủ một giấc là hết"

Nhưng ngủ xong lại phải dậy đi học, nghỉ nhiều quá thì sẽ không hiểu bài, tối không có thời gian học bù, nên Hi Văn phải học hiểu hết ở trên lớp. Có lẽ cô là đứa trẻ duy nhất thấy thời gian đi học quý giá. Bởi khi đó cô không phải đi làm.

You're lovedWhere stories live. Discover now