NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

1.5K 6 0
                                    

I. Tác giả

1. Cuộc đời:

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê làng Nhân Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông là cây bút hàng đầu của nền văn xuôi lãng mạn trước cách mạng tháng Tám; cây đại thụ của văn xuôi hiện đại Việt Nam; nhà truyện ngắn, tùy bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

- Từ nhỏ ông theo gia đình sống ở miền trung. Nguyễn Tuân học hết bậc Thành chung (tương đương cấp THCS hiện nay) ở Nam Định, sau dời về Hà Nội viết văn và làm báo.

- Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông trở thành cây bút tiêu biểu của văn học cách mạng, say sưa viết về cuộc sống mới, khám phá hình ảnh con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến cũng như trong xây dựng.

- Năm 1966, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1.

2. Con người:

- Ông là người tri thức giàu lòng yêu nước và có tinh thần dân tộc.

- Ông là người có tính tình phóng khoáng, ý thức cá nhân phát triển rất cao: viết văn trước hết để thể hiện cá tính độc đáo của mình, thích du lịch, thích cuộc sống tự do.

- Là con người rất mực tài hoa và uyên bác thể hiện ở sự am hiểu nhiều ngành nghệ thuật khác nhau (hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,...) thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả nghệ thuật văn chương.

- Là nhà văn thực sự quý trọng nghề viết văn, đối với ông, nghệ thuật là một sự "khổ hạnh" đúng nghĩa.

3. Sự nghiệp văn học:

a. Trước cách mạng tháng Tám:

- Nguyễn Tuân thường hướng đến ba mảng đề tài:

+ Chủ nghĩa xe dịch: Một chuyến đi (1938), Thiếu quê hương (1940),...

+ Vẻ đẹp vang bóng một thời: Vang bóng một thời (1940), Tóc chị Hoài,...

+ Đời sống trụy lạc: Chiếc lư đồng mắt cua (1941)

- Ở ba mảng đề tài, nhà văn thường tập trung vào những gì đập mạnh giác quan nghệ sĩ của mình, những gì đem lại cho ông cảm giác mới lạ, mạnh liệt "Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn" (Một lá thư không gửi)

- Khai thác ba mảng đề tài, bên cạnh những mặt tiêu cực, tác phẩm cũng có những mặt tích cực, lành mạnh, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của nhà văn:

+ Trên đường xe dịch, ông ghi chép lại phong cảnh quê hương, đất nước một cách tài hoa.

+ Quy về quá khứ, ông phát hiện ra chất tài hoa nghệ sĩ của người xưa.

+ Trong đời sống trụy lạc, ông thể hiện tâm trạng khát khao vươn tới một cái gì đó thanh cao, trong trẻo nhờ đôi cánh của nghệ thuật

Ngữ Văn 12 - Tài liệu ôn thi THPTQGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ