AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

715 2 0
                                    

I. Tác giả

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở Quảng Trị.

- Ông học tại Huế hết bậc Trung học; tốt nghiệp Trường ĐHSP Sài Gòn năm 1960, thoát li lên chiến khu tham gia chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.

- Ông là một nhà văn cách mạng thời chống Mỹ, từng giữ nhiều chức Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên,...

- Ông là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

- Ông là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,... tất cả được diễn đạt trong lối hành văn súc tích, mê đắm bà tài hoa.

- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986),....

II. Hoàn cảnh sáng tác - xuất xứ:

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế ngày 4 – 1 – 1981 và được in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Vẻ đẹp khác nhau của sông Hương

a. Vẻ đẹp thiên nhiên sông Hương vùng thượng nguồn:

- Sông Hương có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn.

+ Sông Hương như một bản trường ca của rừng già

+ Với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội:

• Khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt qua những ghềnh thác.

• Khi cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

- Sông Hương được nhân hóa như một cô gái Di – gan phóng khoáng, man dại với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.

- Sông Hương được nhân hóa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ của con người, nó trở thành người mẹ phù sa của một nền văn hóa xứ sở.

 Sông Hương vùng thượng nguồn thật hùng vĩ, hoang dại, dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình làm say đắm lòng người – sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.

b. Vẻ đẹp thiên nhiên sông Hương khi về đồng bằng bà ngoại vi thành phố Huế:

- Giữa cách đồng Châu Hóa đầy hoa dại, dòng chảy sông Hương như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng.

- Sau khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như nàng tiên được đánh thức, bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân, uốn mình liên tục.

Ngữ Văn 12 - Tài liệu ôn thi THPTQGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ