Đề 1: viết về các vấn nạn trong xã hội ngày nay.
Bài viết
1. TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
Ngày nay, bạo lực học đường là một trong những vấn nạn được đặc biệt quan tâm trong xã hội. Bạo lực học đường ảnh hưởng trực tiếp đến thể xác và tâm lý con trẻ. Những hành động thiếu suy nghĩ tưởng chừng chỉ là sích mích nhỏ nhưng cũng có thể trở thành những nguy cơ dẫn đến hậu quả khôn lường. Hậu quả của những hành vi đó là gì ? Nhiều bạn học sinh vì chịu áp lực từ những bạn học khác như tẩy chay, đăng hình ảnh nhạy cảm, chấn lột,........ đã chọn cách tự giải thoát cho bản thân mình bằng những việc làm thiếu suy nghĩ. Tiêu biểu như bỏ học và tự tử chẳng hạn. Hoặc không sẽ chịu nhiều di chứng về tâm lý học như tâm thần, tự kỉ,...... Dù là lớn hay nhỏ nhưng người chịu thiệt thòi nhất vẫn chính là con trẻ. Và người thiệt thòi thứ hai vẫn chính là những bậc phụ huynh.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
A_Do học sinh.
Học sinh có hội chứng mắc bệnh lý về tâm thần, học sinh có thành tích kém trong học tập, học sinh cá biệt, đua đòi, nông nổi, học sinh có chỉ số IQ thấp, học sinh chơi cờ bạc từ chớm bé, dùng ma túy đá, thuốc phiện, học sinh dễ căng thẳng, khó kiềm chế,...... Đều là một trong những vấn đề gây nên bạo lực học đường.
Bạo lực học đường đặc biệt được xuất phát từ độ tuổi dậy thì. Độ tuổi được xem là nông nổi và hiếu thắng nhất. Độ tuổi dễ gây nên những sích mích giữa bạn và mình(có thể là thầy và trò). Giai đoạn khi đang đứng giữa sự trưởng thành và trẻ con. Giai đoạn "chạy đua" ngông cuồng với người này, kẻ nọ. Tóm lại, khi đang đứng giữa vạch ranh giới của mỗi con người, các bạn học sinh thường có thái độ hưng phấn cao, khả năng kiềm chế còn thấp. Ví dụ như một sự việc cách đây không lâu ở Hưng Yên, một nhóm học sinh nữ năm người lột đồ, liên tiếp đấm đá vào mặt một bạn nữ ngay giữa lớp học đã làm nhức nhối dư luận trong bao lâu qua. Đau lòng hơn, các bạn học sinh trong lớp đã không can thiệp còn đứng hò hét, cổ vũ. Điều ấy chứng minh ra sự vô cảm, "bỏ quên" đi nét giáo dục tốt đẹp mà mình đã được tu tích trong bao năm qua.
B. Do phụ huynh
Phụ huynh nuông chiều con cái quá mức, phụ huynh dùng những lời lẽ, hành động thô thiển, bạo lực trước mặt con cái từ bé, phụ huynh giáo dục con cái không chừng mực, phụ huynh gặp chục chặc tình cảm, gia đình,....... Không chỉ là học sinh mà một trong những thành phần phụ huynh trên cũng có thể gây nên tệ nạn bạo lực học đường.
Cứ tưởng rằng, "bạo lực học đường" chỉ là những mâu thuẫn của học sinh nhưng không. Đa số các bạn học sinh đang gặp phải vấn đề này đa phần là do có phụ huynh theo chiều hướng tiêu cực, nóng tính. Vì càng chạy theo xã hội, nhiều bậc phụ huynh càng bỏ quên con cái mà tích cực làm việc lao động chỉ vì đồng tiền xã hội. Tưởng điều ấy là tốt nhưng không hề, chỉ vì mệt mỏi, khó chịu, họ sẵn sàng cầm roi, ném chổi vào mặt con cái như một hành động xả stress mà đâu biết rằng trẻ con sẽ sẵn sàng học theo những thói xấu đó từ cha mẹ. Đặc biệt, học sinh nóng tính, khó kiềm chế đa phần đều học theo đức tính đó của cha, của mẹ. Sau đó vẫn luôn nghĩ rằng bạo lực học đường cũng chỉ là một hành động xả stress mà không đoái hoài đến hậu quả.
C. Do nhà trường
Như đã thấy, những trường học hiện nay đa số đều chạy theo "phong trào thành tích". Nhà trường chỉ quan tâm tới thành tích, điểm số của học sinh mà không chút ít để tâm tới những hành vi xấu của những người được gọi là "con" mình. Nhà trường "đè nặng" trọng trách điểm số mà "bỏ quên" mất hình tượng đáng có của một nhà giáo. Nhà trường quá bao che những hành động thô thiển của học sinh rồi biến chúng trở nên xem nhẹ bạo lực, không suy nghĩ tới những hậu quả đáng tiếc sau này. Có rất nhiều những nhà trường thuộc loại đa dạng khác nhau nhưng tất cả đều là quá đề cao điểm số, bỏ qua tiên lễ sau văn khiến học sinh trở thành những nền móng "xấu" sau này.
3. CÁCH KHẮC PHỤC BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
Phụ huynh nên quan tâm, chia sẻ cho con cái những vui buồn chứ không nên thẳng thừng ra tay với con cái như thế. Quan tâm nhưng đừng thái quá, biết đâu một hành động nhỏ của các bậc phụ huynh cũng có thể thay đổi tương lai con trẻ sau này?
Nhà trường đừng quá đè nặng học sinh trên vai trọng trách học tập quá. Từ từ tiếp cận, từ từ dạy giỗ sẽ giúp học sinh hòa đồng, thân thiện và sẽ dễ tiếp thu hơn. Quan trọng là đừng nên quá ưu ái một ai đó quá trong lớp. Vì sao? Vì đó sẽ gây nên những tị nạnh, hờn ghen và cũng có thể tạo nên bạo lực học đường.
Học sinh biết kìm nén, chấp nhận là một học sinh tốt. Học sinh nên sống một cách chậm rãi, thoải mái, thấu đáo tâm tư của cha mẹ và những nỗi mệt nhọc ngày ngày phải trải qua để lo cho đời sống mưu sinh. Đừng nhìn bất cứ ai bằng một con mắt quá khinh thường bởi sâu trong tất cả mọi người đều tiềm ẩn một con dã thú có thể xé xác không chừa một ai khi nó muốn. Còn nếu bạn đang vướng mắc vào bạo lực học đường thì hãy tiếp cận, kể ngay với cha mẹ, thầy cô, bạn bè thân thiết, người quen để họ trực tiếp can thiệp vào việc này ngay lập tức.
Và quan trọng là nhà nước nên ưu tiên, đưa giáo dục và trọng trách cao cả của giáo viên nên hằng đầu để những vụ việc đáng tiếc liên quan tới bạo lực học đường sau này sẽ không diễn ra một _ lần _ nào _ nữa!
-----♡♡♡♡-----
Đã xong testTag : Mia-Team
BẠN ĐANG ĐỌC
TrẢ TeSt
Historia Cortatiêu đề đã nói nên tất cả. Tớ sẽ xóa nó vào 1 khoảg thời gian nhất định.(bìa do tớ lụm và design)